7 kiêng kị trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu để ngừa sinh non, dị tật thai
Mẹ bầu khi ăn uống cần tránh xa 7 kiêng kị trong thực đơn ăn uống để thai nhi không bị ảnh hưởng
Khi mang thai, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một vài thực phẩm mẹ bầu cần kiêng kị ăn trong thời gian mang thai để không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Không ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo trong thời gian dài
Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu có chế độ ăn nhiều chất béo trong thời gian sẽ làm tăng nồng độ axit mật và cholesterol trung tính trong ruột già, đồng thời thức ăn nhiều chất béo có thể làm tăng tổng hợp prolactin và thúc đẩy ung thư vú, gây bất lợi cho sức khỏe của mẹ và bé.
7 thực phẩm bầu ăn đêm không sợ tăng cân, dinh dưỡng hấp thu nuôi thai khỏe mạnh
Các chất kích thích
Không ăn thức ăn gây kích thích, chẳng hạn như thức ăn cay, đồ uống có cồn. Thức ăn cay có thể kích thích ruột và dạ dày, gây phù nề niêm mạc và làm trầm trọng thêm bệnh trĩ ở mẹ bầu. Đồng thời trong rượu bia có thể khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân và thậm chí gây dị tật thai nhi.
Thức ăn để lâu ngày
Không ăn thức ăn bị mốc, hư hỏng, chẳng hạn như ngũ cốc mốc, rau củ để quá lâu… Thực phẩm bị mốc có chứa độc tố aflatoxin gây ung thư, có thể gây bệnh gan cho mẹ.
Gia vị
Mẹ bầu ăn các loại gia vị như thìa là, hồi, tiêu, hạt tiêu, quế, bột ngũ vị hương… dễ tiêu nước trong ruột, giảm tiết dịch tiêu hóa, dễ gây khô ruột, táo bón. Sau khi xảy ra hiện tượng táo bón, chắc chắn mẹ bầu sẽ phải nín thở để đi tiêu, điều này sẽ làm tăng áp lực ổ bụng và chèn ép thai nhi trong tử cung, dễ gây ra những hậu quả không mong muốn như thai cử động, đẻ non.
Bột ngọt
Đây là một trong những gia vị mẹ bầu cần phải hạn chế vì trong thành phần chính của bột ngọt là natri glutamat, kẽm trong máu sẽ kết hợp với chất này vài đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, ăn quá nhiều bột ngọt sẽ làm tiêu hao nhiều kẽm dẫn đến mẹ bầu bị thiếu kẽm. Kẽm là chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, vì vậy bà bầu nên ăn ít.
Muối
Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 20 gam natri clorua mỗi ngày. Tiêu thụ quá nhiều natri clorua có thể gây phù và tăng huyết áp. Nếu mẹ bầu mắc một số bệnh như bệnh tim, bệnh thận… thì nên tránh dùng muối hoặc muối có hàm lượng natri thấp ngay từ đầu thai kỳ, nếu phát hiện bà bầu bị tăng huyết áp trong thời gian mang thai thì mẹ cũng nên tránh ăn muối.
Cải bó xôi
Người ta luôn tin rằng cải bó xôi rất giàu chất sắt và có chức năng bổ máu, vì vậy nó được coi là loại rau tốt để ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai. Thực tế, cải bó xôi không chứa nhiều sắt, ngược lại còn ngăn cản sự hấp thu chất sắt từ các loại thực phẩm giàu sắt khác. Đây cũng là loại rau chứa nhiều axit oxalic. Axit oxalic có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ kẽm và canxi. Hàm lượng canxi và kẽm trong cơ thể phụ nữ mang thai bị giảm sút ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, trong cải bó xôi còn có chất salicylate, có thể gây chảy máu nghiêm trọng và kéo dài thời gian chuyển dạ nên càng không thể ăn nhiều.
Tuy nhiên, đây vẫn là loại rau giàu axit folic, một chất ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó mẹ bầu cũng không nên tuyệt đối tránh xa món rau này mà chỉ nên ăn mỗi bữa 1/2 chén rau cải bó xôi và nhớ đừng chế biến kỹ sẽ làm mất dinh dưỡng cần thiết.
Trên đây là 7 kiêng kị trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu cần phải hạn chế để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.