8 đặc điểm sinh lý này là hoàn toàn tự nhiên ở trẻ sơ sinh, bố mẹ chớ vội cuống lên nha!

Có một số đặc điểm bình thường ở trẻ sơ sinh nhưng nhiều mẹ lại lo lắng hoảng sợ cho rằng đó là bệnh. Đặc biệt, với những người có con đầu lòng, bất cứ một dấu hiệu nào ở bé cũng khiến bố mẹ nghĩ con mình đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Thực ra, có một số đặc điểm ở trẻ sơ sinh không hề gây hại cũng như không liên quan gì đến sức khỏe bé, và hầu hết các mẹ đều lầm. Thậm chí có người còn vội vàng cho con đến gặp bác sĩ, bởi những đặc điểm sinh lý tự nhiên dưới đây của trẻ.

1/ Da bong tróc

Sau khi chào đời khoảng 2 tuần, ở vùng bụng, cánh tay, chân và mí mắt trẻ có hiện tượng bong tróc da. Điều này sẽ khiến nhiều mẹ hốt hoảng lo lắng.

Thực ra, đây chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường. Khi con vừa chào đời, da của bé sẽ được bao phủ bởi một lớp sáp trắng giúp bảo vệ da. Khi lớp sáp này biến mất, da con sẽ bong tróc. Bé có nhiều lớp sáp trắng trên da khi sinh sẽ ít bong tróc hơn.

Kết quả hình ảnh cho da trẻ sơ sinh bong tróc

2/ Vàng da

Khi trẻ mới chào đời, nhiều bé sẽ có hiện tượng vàng da. Mẹ cần phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý để không quá hoang mang lo lắng. Thông thường vàng da xuất hiện sau 24 giờ sinh và sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non.

Nguyên nhân vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra.

Kết quả hình ảnh cho trẻ vàng da

Các bé sơ sinh có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới trong khi gan của bé chưa thể lọc bỏ hết bilirubin ra khỏi máu, từ đó dẫn đến hiện tượng vàng da.

Tuy nhiên, nếu trẻ vàng da, vàng toàn thân, cộng thêm các triệu chứng như lừ đừ, bỏ bú, co giật, bố mẹ cần nghĩ ngay đến tình huống con bị vàng da bệnh lý và đem con đến bác sĩ ngay lập tức.

3/ Những đốm trắng li ti

Khi con mới chào đời, mũi và mí mắt bé sẽ có những đốm trắng li ti. Điều này khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Thực ra, cứ trung bình 10 trẻ sơ sinh thì có đến 4-5 bé bị những đốm trắng này. Chúng là những túi nhỏ chứa các mảng chất sừng, do các ống tuyến nằm dưới da bị tắc nghẽn gây nên.

Nguyên nhân là do trẻ nhận được hormone từ mẹ thông qua sữa, hormone này kích thích tuyến dầu phát triển mạnh làm tăng tiết bã nhờn gây tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, do lỗ chân lông của bé chưa hoàn thiện nên các tế bào da, bụi bẩn thường cư trú ở đó.

Kết quả hình ảnh cho trẻ có đốm trắng liti

Bố mẹ không nên lo lắng, chỉ cần vệ sinh da con sạch sẽ, những đốm trắng li ti này sẽ tự biến mất khi con được 3-4 tuần.

4/ Đi ngoài nhiều lần

Nhiều mẹ hốt hoảng lo lắng khi thấy trẻ đi ngoài ngay sau khi ăn hoặc đi ngoài nhiều lần trong một ngày. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh vào những tuần đầu tiên. Lúc này, trẻ chỉ biết ăn, ngủ, đi ngoài. Ăn nhiều và đi ngoài đều đặn là dấu hiệu bé được bú đủ.

Kết quả hình ảnh cho trẻ sơ sinh

Và nếu trẻ bú mẹ, con sẽ đi ngoài nhiều hơn những trẻ bú sữa công thức. Tần suất đi ngoài của bé sẽ giảm trong thời gian từ 3-6 tuần. Nếu thấy trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường và kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn, đau bụng… mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ vì có thể bé đã bị tiêu chảy.

5/ Ọc sữa

Trẻ sơ sinh thường bị ọc sữa. Điều này thực ra chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở các bé từ 1-2 tháng tuổi do lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ, khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày.

Kết quả hình ảnh cho trẻ ọc sữa

Không chỉ làm bé dễ no hơn, lượng hơi này còn khiến trẻ hay bị ọc sữa nếu chẳng may bé được mẹ đặt nằm nghiêng. Để giải quyết tình trạng ọc sữa ở bé, mẹ có thể cho con bú thành nhiều cữ, sau khi bé bú cần cho con ợ hơi để giải thoát bớt lượng khí thừa.

6/ Sợ hãi

Trẻ sơ sinh có nhiều nỗi sợ. Do đó, đôi khi bé khóc thét lên. Mẹ đừng quá lo lắng. Hãy kiểm tra xem bé có vấn đề gì về sức khỏe hay bị côn trùng cắn, nếu không, cần nghĩ ngay đến việc trẻ sợ hãi những âm thanh lớn bên ngoài, bởi hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện.

Lúc này, mẹ hãy âu yếm con, ôm bé vào lòng và xoa dịu bé, con sẽ đi qua cảm giác sợ hãi.

7/ Trẻ ra nhiều mồ hôi

Kết quả hình ảnh cho trẻ nhiều mồ hôi

Trẻ sơ sinh thường đổ nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay, đầu, lưng… Nhiều mẹ lo lắng cho rằng trẻ đổ nhiều mồ hôi là do bé bị thiếu canxi mà không biết rằng đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Do hệ thần kinh trẻ chưa hoàn thiện cũng như do sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ trong khi trẻ chưa thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, con sẽ bị đổ nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, nếu bé ra nhiều hồ hôi kèm theo các dấu hiệu bất thường như quấy khóc, ho, thóp đóng chậm… mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ.

8/ Hiện tượng “kinh non” ở bé gái

Một số bé gái sơ sinh sẽ có hiện tượng huyết trắng hay ra một ít máu ở vùng kín. Nhiều mẹ lo lắng csợ con mình có vấn đề về sức khỏe. Thực ra, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Sở dĩ có tình trạng kinh nguyệt non ở bé gái sơ sinh là do trong bào thai, bé nhận nội tiết tố từ mẹ truyền sang.

Sau sinh, nồng độ nội tiết giảm đột ngột làm bong nội mạc tử cung gây hiện tượng giống kinh nguyệt. Chỉ trong vài ngày sau sinh tình trạng này sẽ chấm dứt.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X