9 điều con trong bụng mong mẹ biết nhất trong từng tháng thai kỳ

Mẹ biết không, thai nhi nằm ở trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày cũng có những bí mật nhưng không thể bật mí đấy! Nếu mẹ biết được, chắc chắn con sẽ rất vui cho xem…

Khi biết tin mình mang thai, chắc hẳn bà mẹ nào cũng sẽ rất vui mừng, có những mẹ dù chưa đến lịch khám cũng vẫn tích cực năng nổ đến với các bác sĩ thường xuyên, đơn giản chỉ vì muốn xem con yêu trong bụng hôm nay thế nào.

Với những lần khám thai bình thường và không có điều gì cần lưu ý, các bác sĩ có thể sẽ chẳng nói gì mà chỉ thông báo ngắn gọn rằng mẹ cứ yên tâm, thai nhi rất rất bình thường và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, mẹ có biết rằng cứ qua mỗi tháng thai kỳ, thai nhi sẽ lại có thêm những bí mật mới, có thể bác sĩ sẽ không nói cho mẹ biết, nên mẹ hãy cùng khám phá các bí mật của thai nhi trong 9 tháng 10 ngày dưới đây, để hiểu và biết cách chăm sóc con yêu thật tốt mẹ nhé!

Tháng thứ nhất:

-Tên gọi: Lúc này, con mới hình thành nên chỉ là một phôi thai nhỏ bé mà thôi, vì thế, bác sĩ sẽ gọi con là phôi thay vì thai nhi.

-Chiều dài: Chỉ dưới 1 cm

-Trọng lượng: Con còn nhẹ hơn cả một hạt gạo đấy mẹ ạ

-Hình dạng: cấu trúc nang hình vòng

-Đặc điểm: Bên trong bụng mẹ, các mạch máu và dây thần kinh của con đang được nhen nhóm hình thành và phát triển

– Lưu ý mẹ cần nhớ: Đây là giai đoạn quan trọng hình thành các tế bào thần kinh nên mẹ hãy cố gắng bổ sung thật nhiều thực phẩm chứa folate. Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.

Mặc dù lúc này mẹ sẽ chưa thấy khác biệt gì và cũng chẳng cảm nhận được sự có mặt của con đâu nhưng hãy sắp xếp thói quen sinh hoạt thật hợp lý và lạnh mạnh, ăn uống đầy đủ, đi ngủ càng sớm càng tốt, và tuyệt đối đừng đi chụp X-quang hoặc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh nha mẹ.

9-bi-mat-thai-nhi-mong-me-biet-nhat-trong-tung-thang-thai-ky-bau-hieu-duoc-con-hanh-phuc-vo-cung-02

Tháng thứ hai

– Tên gọi: Vẫn là phôi

– Chiều dài: Con đã dài thêm một chút rồi, từ 1-3cm.

– Trọng lượng: 2g hoặc hơn

– Hình dạng: giống như một người ngoài hành tinh nhỏ xíu

– Đặc điểm: Trong giai đoạn này, tai, mắt, mũi của con bắt đầu phát triển rồi. Chân và tay giống như một hạt đậu nhỏ, kích thước của đầu và cơ thể tạm thời bằng nhau. Và vào tuần thứ 6 mẹ đã có thể nghe được nhịp tim của con rồi đấy.

– Lưu ý mẹ cần nhớ: Thời điểm này phôi thai đặc biệt nhạy cảm với những yếu tố độc hại, chất hóa học, thuốc kháng sinh làm gia tăng nguy cơ dị tật. Vì thế, mẹ nên chú ý có đời sống sinh hoạt lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây cũng như các thực phẩm giàu vitamin E để tốt cho con trong bụng.

Tháng thứ ba

– Tên gọi: Thai nhi

– Chiều dài: Khoảng 10cm

– Trọng lượng: Có thể đạt 28g hoặc hơn nữa

– Đặc điểm: Cánh tay, bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân về cơ bản đều đã được hình thành, móng tay và móng chân cũng bắt đầu phát triển. Em bé đang lớn dần lên trong cơ thể của mẹ đó nha.

– Lưu ý mẹ cần nhớ: Bổ sung nước đầy đủ, không để cơ thể lâm vào tình trang thiếu. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng các chất giúp mẹ và em bé luôn khỏe mạnh. Mẹ cũng hãy cố gắng tránh xa những môi trường ô nhiễm, ồn ào để con phát triển tốt hơn.

Tháng thứ tư

-Tên gọi: Thai nhi

-Chiều dài: 15cm hoặc hơn nữa

– Cân nặng: Dao động khoảng 40 ~ 60g

– Kỹ năng: Bé đã bắt đầu có những “kỹ năng điêu luyện” đầu tiên trong bụng mẹ như có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi, làm mặt xấu,…

– Đặc điểm: Các đặc điểm trên khuôn mặt dần trở nên rõ ràng hơn. Một lớp lông mỏng cũng bắt đầu bao phủ toàn bộ cơ thể bé. Tóc cũng bắt đầu mọc, hệ xương, răng (xương hàm, xương mũi…) bước đầu đang hình thành và phát triển thật nhanh chóng.

Kết quả hình ảnh cho thai nhi tháng thứ 4

– Lưu ý mẹ cần nhớ: Đây là thời điểm mẹ và cả thai nhi rất dễ bị thiếu máu dẫn đến những nguy cơ đe dọa tính mạng. Chị em nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, protein và chú ý đến lượng vitamin C bổ sung vào cơ thể mỗi ngày để không bị thiếu hụt.

Tháng thứ năm

-Tên gọi: Thai nhi

-Chiều dài: Khoảng 18 ~ 25cm

-Trọng lượng: Từ 160g – 300g

– Kỹ năng: Con bắt đầu có thể nuốt nước ối và hệ thống thận của con cũng đi vào hoạt động

– Đặc điểm: Da của con trở nên trong mờ, các mạch máu có thể nhìn thấy rõ, xương và cơ bắp ngày càng khỏe hơn và bộ phận sinh dục cũng hình thành và có thể nhìn thấy rõ ràng trong giai đoạn này.

– Lưu ý mẹ cần nhớ: Bổ sung canxi để nuôi dưỡng thai nhi là điều cần thiết trong giai đoạn này, bên cạnh đó, mẹ cũng đừng nên bỏ quên vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và con.

Thai nhi đã bắt đầu bước vào giai đoạn lớn nhanh nên mẹ tuyệt đối đừng nên ăn kiêng vì sợ béo, điều này có thể khiến thai nhi còi cọc, kém phát triển.

Tháng thứ sáu

– Tên gọi: Thai nhi

– Chiều dài: Khoảng 25 ~ 28cm

– Trọng lượng: Từ 300 ~ 800g

– Kỹ năng: Lúc này, thai nhi có thể tự do “bơi lội” trong môi trường nước ối và khiến mẹ giật mình vì những cú đá, đạp, xoay người, gò ngày càng mạnh, rõ ràng hơn.

– Đặc điểm: Lông mày và mí mắt của bé bắt đầu hình thành và có thể nhìn thấy rõ. Tuy nhiên, da con vẫn rất nhăn nheo, mỏng và đỏ và trông như một ông già, mẹ đừng cười con nhé.

– Lưu ý mẹ cần nhớ: Trọng tâm của giai đoạn này vẫn là bổ sung sắt để đảm bảo cho sự phát triển về mọi mặt, thể chất lẫn trí não của con.

9-bi-mat-thai-nhi-mong-me-biet-nhat-trong-tung-thang-thai-ky-bau-hieu-duoc-con-hanh-phuc-vo-cung-01

Tháng thứ bảy

– Tên gọi: Thai nhi

– Chiều dài: Khoảng 28 ~ 38cm

– Trọng lượng: Từ 800 ~ 1200g

– Đặc điểm: Mô não bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, vỏ não phát triển rất nhanh chóng. Thai nhi trong giai đoạn này phân biệt được rõ ràng giọng nói của mẹ và cũng có thể nhận biết được ánh sáng.

– Lưu ý mẹ cần nhớ: Bổ sung thực phẩm giàu protein, rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này. Mẹ cũng hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh tập thể dục cường độ cao hoặc làm việc nặng quá sức.

Tháng thứ tám

– Tên gọi: Thai nhi

-Chiều dài: Khoảng 44cm

– Trọng lượng: 1500-2000g hoặc hơn

– Kỹ năng: Thai nhi đã có thể nghe rõ mọi âm thành từ thế giới bên ngoài bụng mẹ

– Đặc điểm: Con có thể nhắm mắt và mở mắt, dây thần kinh thính giác và xúc giác cũng dần được phát triển đầy đủ. Chức năng phổi và đường tiêu hóa đã gần như hoàn thiện và con cũng đã có khả năng hô hấp.

– Lưu ý mẹ cần nhớ: Trong giai đoạn quan trọng của sự phát triển não bộ cũng như các giác quan của thai nhi, mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu Omega-3 như đậu, cá, rau xanh sẫm màu, bơ,…

Tháng thứ chín

– Tên gọi: Con sắp chào đời nên mẹ cần đặt cho con một cái tên xinh xắn như bao người rồi đấy.

– Chiều dài: Khoảng 48cm

– Trọng lượng: Từ 2000 ~ 2800g và tăng nhanh trong tuần cuối

– Kỹ năng: Dễ dàng phản ứng lại những tác động xuất hiện bên ngoài bụng mẹ.

Đặc điểm: Mỡ dưới da của con nhiều hơn khiến con bắt đầu có vẻ ngoài bụ bẫm, đáng yêu, nếp nhăn giảm và lông rụng bớt, da có màu đỏ nhạt, không còn quá mỏng nữa rồi.

Kết quả hình ảnh cho thai nhi tháng cuối

– Lưu ý mẹ cần nhớ: Mẹ hãy cố gắng chịu đựng những cảm giác sưng phù tay chân, không ăn uống quá nhiều trong tháng cuối vì chúng chỉ khiến mẹ nặng nề, khó sinh hơn mà thôi.

Chú ý những dấu hiệu báo sinh để có thể vào viện kịp thời, đón con yêu an toàn, “mẹ tròn con vuông”

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X