4 loại đồ uống ‘đ.ộ.c’ nhất với trẻ, loại cuối dù chỉ uống 1 ngụm cũng tổn hại não bộ

Lựa chọn cho trẻ những thực phẩm bổ dưỡng luôn là một thách thức bởi những thức ăn cho trẻ luôn phải đảm bảo tiêu chí hấp dẫn với trẻ nhưng phải lành mạnh.

Hầu hết trẻ em đều thích ăn ngọt và và có xu hướng uống đồ uống có đường. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối đừng dễ dãi theo sở thích của trẻ, dưới đây là 4 loại đồ uống tuyệt đối tránh cho trẻ dùng, có loại còn đặc biệt nguy hiểm.

1. Nước ép

5 lý do bạn nên ăn trái cây thay vì uống nước ép

Mặc dù nước ép trái cây 100% cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng nhưng nên hạn chế cho trẻ em dùng.

Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyên rằng trẻ từ 1-6 tuổi chỉ nên uống nước ép trái cây trong khoảng 120–180 ml mỗi ngày, trẻ 7-18 tuổi nên giới hạn trong khoảng 236–355ml mỗi ngày.

Khi tiêu thụ với số lượng này, nước ép trái cây 100% thường không liên quan đến vấn đề tăng cân. Tuy nhiên, tiêu thụ nước ép trái cây quá mức sẽ làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Vì nước ép trái cây thiếu chất xơ nên trẻ dễ uống quá nhiều. Do đó, tốt nhất nên cho trẻ ăn trái cây thay vì uống nước. AAP khuyến nghị rằng nước trái cây nên được hạn chế hoàn toàn ở trẻ dưới một tuổi

2. Soda và đồ uống ngọt

Nước uống Soda có lợi hay hại cho sức khỏe? - Vietblend

Soda cũng như các loại đồ uống ngọt khác tốt nhất không nên cho trẻ dùng. Một cốc nước ngọt có gas khoảng 354ml chứa 39 gram đường hoặc gần 10 muỗng cà phê đường/

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị rằng lượng đường bổ sung mỗi ngày chỉ nên giữ dưới 6 muỗng cà phê đường (25 gram) cho trẻ em 2 tuổi.

Đồ uống ngọt có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở trẻ em. Ngoài ra, uống quá nhiều đồ uống ngọt có thể góp phần tăng cân và sâu răng ở trẻ em.

Hơn nữa, nhiều đồ uống ngọt chẳng hạn như sữa có hương vị, có chứa xi-rô ngô chứa hàm lượn fructose cao – một chất tạo ngọt có liên quan đến tăng cân ở trẻ em

3. Rượu

Rượu chính là loại đồ uống nguy hiểm nhất đối với trẻ. Không ít người lớn khi ăn uống nhậu nhẹt thường thích trêu đùa trẻ bằng cách cho chúng nếm thử một chút rượu bia để xem phản ứng của trẻ. Tuy nhiên, điều này cực kỳ có hại.

4. Đồ uống có chứa caffeine

Caffeine là gì? Caffeine có thể dã rượu được hay không?

Nhiều trẻ nhỏ uống đồ uống chứa caffeine – như soda, cà phê và nước tăng lực – có thể có tác dụng phụ đối với sức khỏe.

Một nghiên cứu báo cáo rằng khoảng 75% trẻ em Mỹ từ 6 đến 19 tuổi đều tiêu thụ caffeine. Trong đó trẻ 2-11 tuổi tiêu thụ với lượng trung bình là 25mg mỗi ngày, trẻ 12-17 tuổi tiêu thụ lượng gấp đôi.

Caffeine có thể gây ra cảm giác bồn chồn, nhịp tim nhanh, huyết áp cao, lo lắng và rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, đó là lý do tại sao đồ uống có chứa caffeine nên được hạn chế dựa trên tuổi tác.

AAP gợi ý rằng caffeine nên được giới hạn ở mức không quá 85-100 mg mỗi ngày đối với trẻ em trên 12 tuổi và nên tránh hoàn toàn ở trẻ em dưới 12 tuổi.

Cha mẹ nên nhớ rằng một số loại nước tăng lực nhất định có thể chứa hơn 100mg caffeine trong khoảng 354 ml, do đó cần hạn chế nước tăng lực cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên để tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine.

Dưới đây là những ảnh hưởng nghiêm trọng của rượu với sức khỏe của trẻ

Tổn thương hệ tiêu hóa

Bản thân hệ thống tiêu hóa của trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, sức đề kháng tương đối kém, niêm mạc miệng và đường tiêu hóa mảnh và yếu, khá nhạy cảm với kích thích từ rượu.

Ngay cả uống một ngụm rượu nhỏ cũng sẽ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ, lâu dài dẫn đến viêm dày cấp tính và mãn tính. Ngay cả khi trẻ không có biểu hiện bệnh nhưng rượu có thể ức chế sự tiết bình thường của axit dạ dày và các enzyme tiêu hóa, có thể gây khó tiêu và đau dạ dày.

Tổn thương gan

Khả năng phân hủy rượu của gan trẻ em thậm chí còn tệ hơn. Rượu không thể chuyển hóa trơn tru trong cơ thể. Chất chuyển hóa trung gian “acetaldehyd” có thể gây tổn thương tế bào gan và thậm chí là gây ra tình trạng nghiện rượu nặng đột ngột. Trong một thời gian ngắn, trẻ có thể bị ngất xỉu với các triệu chứng như buồn nôn và nôn.

Nôn và ói ở trẻ nhỏ - Khi nào cần đi khám? | Vinmec

Giảm khả năng miễn dịch

Theo điều tra lâm sàng, một lượng nhỏ rượu sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ em và chúng dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh và viêm phổi. Hơn nữa, rượu là một thức uống kích thích, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận biết vị giác và ức chế sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Sau đó, trẻ có thể gặp các triệu chứng như giảm vị giác và chán ăn.

Ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản

Dù là bé trai hay bé gái, uống rượu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống sinh sản. Sau khi một cậu bé uống rượu, rượu sẽ gây tổn thương cho tinh hoàn làm chậm lưu thông máu, dẫn đến sự phát triển chậm của hệ thống sinh sản và thậm chí gây vô sinh ở người trưởng thành. Đối với các bé gái, rượu cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến sinh dục và rối loạn nội tiết. Khi đến tuổi dậy thì, chúng dễ bị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, phù và đau đầu.

Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ

Sau khi uống rượu, trẻ em có thể dễ dàng bị tổn thương hệ thống thần kinh trung ương và gây ra các rối loạn tâm thần do rượu, như nhầm lẫn, ảo giác,… vì gan yếu trong quá trình chuyển hóa rượu. Đồng thời, rượu có thể làm hỏng các tế bào não và gây tổn thương DNA cho các tế bào não. Việc trẻ em tiếp xúc lâu dài với rượu thậm chí có thể gây ra các vấn đề như thay đổi tính cách và suy giảm tinh thần.

Nguồn: https://suckhoe.vn/kieng-ki/4-loai-do-uong-doc-nhat-voi-tre-loai-cuoi-du-chi-uong-1-ngum-cung-ton-hai-nao-bo.html

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623