Nếu ‘không đủ canxi’, cơ thể bé sẽ phát đi những tín hiệu này, và nó sẽ ảnh hưởng đến chiều cao nếu bạn không quan tâm
Canxi là một trong những thứ không thể thiếu để xây dựng khung xương, giúp xương phát triển và chắc khỏe, tuy vậy, theo thống kê, hiện vẫn có nhiều trẻ đang bị thiếu loại vi chất quan trọng này. Làm sao để nhận biết dấu hiệu trẻ không đủ canxi? Thắc mắc của mọi người sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Là cha mẹ, bạn phải có trách nhiệm với con cái của mình. Trẻ con thì tất nhiên chưa biết gì nhưng người lớn phải hiểu rằng trẻ con đang lớn, không thể lúc nào cũng trong tình trạng thiếu canxi. Trẻ nên vận động nhiều hơn, ra nắng nhiều hơn, không nên ở suốt trong nhà.
Đồng thời, cần chú ý cho trẻ ăn uống điều độ và dinh dưỡng, bổ sung nhiều canxi từ thức ăn, đặc biệt là chú ý tới vấn đề ăn vặt sai cách.
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ cưng chiều con cái, khi trẻ kén ăn, sợ đói mà thường xuyên cho trẻ ăn vặt, tuy nhiên đồ ăn vặt không đầy đủ dinh dưỡng, chính điều này là lại nguyên nhân khiến trẻ kén ăn, biếng ăn và thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi (Ảnh minh họa)
Dưới đây là những dấu hiệu phát ra từ cơ thể trẻ cảnh báo rằng trẻ đang thiếu canxi, đặc biệt sẽ ảnh hưởng tới chiều cao và sức khỏe nếu bạn không đủ quan tâm.
Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
Đây là một trong số các dấu hiệu nhận biết thiếu canxi ở trẻ sơ sinh nói riêng và dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ nói chung. Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng, canxi có chức năng điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Một khi cơ thể bị thiếu canxi sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Hệ quả là vỏ não luôn ở trong tình trạng hưng phấn và làm cho trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Răng không đều, mọc lộn xộn
(Ảnh minh họa)
Đây là một dấu hiệu rõ rệt phản ánh tình trạng thiếu canxi ở trẻ. 98% canxi nằm ở xương và răng, khi cơ thể trẻ bị thiếu canxi sẽ không có đủ canxi cung cấp cho quá trình mọc răng của trẻ dẫn đến hiện tượng trẻ chậm mọc răng hoặc răng mọc lộn xộn, răng dễ bị sâu, hỏng.
Ra mồ hôi trộm
Trẻ bị thiếu canxi thường hay ra mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là lúc trẻ đang ngủ dù trẻ không vận động nhiều. Nếu không được xử lý kịp thời, hiện tượng ra mồ hôi trộm có thể làm trẻ bị lạnh dẫn đến các bệnh về hô hấp như ho, viêm phổi, viêm phế quản.
Biến dạng xương
(Ảnh minh họa)
Khung xương là nơi tập trung nhiều canxi và có vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Do đó, nếu cơ thể bị thiếu canxi, nhất là bị thiếu canxi trong giai đoạn khung xương đang phát triển thì sẽ khiến cho khung xương bị yếu hoặc có thể bị biến dạng khi trẻ tập đi, mang đồ vật hoặc đùa nghịch. Đây cũng chính là lý do vì sao những trẻ bị thiếu canxi thường bị chân vòng kiềng, vong, vẹo cột sống.
Trẻ hay bị đau mỏi chân tay
Nếu thấy con trẻ thường “kêu khóc” vì đau mỏi ở chân tay, đặc biệt vùng quanh ống đồng, bàn chân, thậm chí còn bị chuột rút.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do lượng canxi không đủ cung cấp cho cơ thể, khiến khung xương yếu đi, không nâng đỡ được cơ thể và không đảm bảo được các hoạt động linh hoạt của trẻ.
Để đề phòng và khắc phục tình trạng thiếu canxi ở trẻ em, trong thực đơn hàng ngày cho bé mẹ cần bổ sung các loại thức ăn giàu canxi như tôm, cua, sụn xương, các loại đậu, hoa cải xanh, bắp cải, hạt hạnh nhân, sữa, phomat. Cho trẻ ra sưởi nắng ngày một vài lần, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút để trẻ được tăng cường tổng hợp vitamin D.
Nguồn: https://ngoisao.vn/suc-khoe/cham-con/neu-khong-du-canxi-co-the-be-se-phat-di-nhung-tin-hieu-nay-va-no-se-anh-huong-den-chieu-cao-neu-ban-khong-quan-tam-356111.htm