Bé sơ sinh bị ᴠɪêᴍ ᴘʜổɪ vì mẹ cho đi chụp ảnh: ᴄảɴʜ ʙáᴏ các mẹ thích sống ảo, vô tình hại con

Mấy năm gần đây hay thấy các mẹ có kiểu chụp ảnh cho bé lúc còn sơ sinh để làm kỉ niệm. Mình đẻ dịch vụ ở một bệnh viện tư cũng được tặng buổi chụp hình cho bé, nhưng sau khi cho con chụp hình khi mới 3 ngày tuổi thì mình cũng tự nhận thấy là 'có rất nhiều vấn đề' mọi người ạ.

Nếu ai đã từng cho con đi chụp hình rồi chắc chắn cũng nhận thấy đằng sau những bức ảnh đẹp là rất nhiều nguy cơ, thậm chí có bé đã phải vào viện cấp cứu sau buổi chụp này, mình chia sẻ lên đây để mọi người cân nhắc nha.

Trường hợp này xảy ra với một em bé tên Dao. Bé được mẹ đưa đến bệnh viện sau vài ngày thực hiện khi buổi chụp ảnh nghệ thuật tại một studio trong thành phố. Sau khi khám bệnh, bác sĩ thông báo tình hình viêm phổi nguy kịch cho người nhà của cô bé khiến mẹ của bé vô cùng ân hận vì đã cho con đi chụp hình khi con còn quá nhỏ.

Ngay sau buổi chụp hình hôm đó, nguời mẹ đã quan sát thấy con nhỏ có biểu hiện không ổn như tinh thần bất an, bé quấy khóc nhiều hơ, không chịu bú sữa mà cứ khóc. Không biết làm gì hơn, bố mẹ buộc phải đưa bé đi đến bệnh viện khám, lúc này mới phát hiện bé bị nhiễm vi khuẩn và bị viêm phổi.

hình ảnh

Bé sẽ được thay nhiều đồ và tạo dáng khi chụp, ảnh: DSF

Bé Dao được chỉ định nhập viện khẩn cấp để chữa trị, phải tới khoảng gần 2 tuần sau đó, sức khỏe của bé mới dần tiến triển tốt hơn.

Mẹ bé Dao nhớ lại quá trình thực hiện chụp ảnh nghệ thuật cho con, điều kiện nhiệt độ trong phòng lúc đó rất thấp, người lớn còn cảm thấy lạnh. Không gian xung quanh thì kín bưng, thiếu thông gió, cộng với việc thường xuyên phải thay quần áo, thay đổi ánh sáng, uốn nắn các tư thệ chụp khiến đứa trẻ mệt mỏi và bị trớ nhiều lần..

Đặc biệt, rất nhiều đồ dùng được hỗ trợ cho buổi chụp hình nhưng mẹ bé Dao không chắc chắn được nó có đảm bảo vệ sinh hay không? Khi mẹ bé thắc mắc với bên studio thì được trả lời rằng: Không có bằng chứng nào chứng minh em bé bị viêm phổi do quần áo hoặc môi trường trong studio vì tất cả đã được khử trùng, mặc dù vậy, họ vẫn sẵn sàng chịu một khoản chi phí điều trị nhất định đối với bé Dao.

4 nguy cơ với sức khỏe của bé khi thực hiện chụp ảnh sơ sinh

Thứ nhất là nguy cơ từ đèn flash của máy

Trong vòng 3 tháng sau khi sinh, mắt bé không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Điều này khiến võng mạc của bé bị tổn thương và ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Trong khi đó, quá trình chụp ảnh, cùng với ánh sáng ở studio thì đèn flash của máy ảnh sẽ trực tiếp gây tổn thương võng mạc của em bé, dù mức độ ở mỗi bé có thể khác nhau.

Các dữ liệu cho thấy, võng mạc của trẻ sẽ phát triển hoàn thiện khi trẻ 4 tuổi. Vì vậy, bố mẹ sẽ thấy việc cho trẻ sơ sinh mới vài ngày tuổi đi chụp ảnh nghệ thuật sẽ nguy hiểm tới mức nào đúng không.

Thứ 2, trẻ bị lạnh

Ai cũng biết để có được những bức ảnh đẹp, lộng lẫy thì trẻ cần phải thay trang phục rất nhiều lần, mặc váy, áo lửng, thậm chí không mặc quần áo,… như vậy bé chắc chắn sẽ bị lạnh hoặc mệt mỏi vì liên tục bị ‘làm phiền’.

Trong khi đó, trẻ sơ sinh vốn rất mỏng manh và sức đề kháng lại kém nên dẫn tới trẻ bị lạnh, có thể cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp dẫn tới viêm phổi là điều không có gì bất ngờ.

hình ảnh

Cân nhắc khi cho bé chụp hình, ảnh: DSAD

Thứ 3, trẻ bị ép tạo dáng quá nhiều với nhiều tư thế uốn, gập mà vốn dĩ con không hề muốn, ảnh hưởng cột sống

Ngay cả đối với người lớn, những buổi chụp hình với các tư thế điều chỉnh, thay trang phục vướng víu cũng khiến bạn cảm thấy mất sức và mệt mỏi, vậy thì trẻ sẽ còn cảm thấy mệt hơn như thế nhiều lần.

Vậy nhưng đã đi chụp ảnh thì nhiếp ảnh gia bắt buộc phải để bé tạo dáng ở nhiều tư thế khác nhau để có những bức ảnh đẹp hơn. Điều này thậm chí ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.

Trên thực tế, khi trẻ được trên 3 tháng thì cột sống cổ mới bắt đầu cứng cáp, như vậy ở giai đoạn trước đó, cột sống cổ của trẻ chưa thể dựng lên để chống đỡ phần đầu. Vậy nhưng vẫn có lúc nhiếp ảnh gia bắt con ngẩng cao đầu, bố mẹ có hiểu được những áp lực mà con phải chịu lúc này.

Còn cột sống thắt lưng của trẻ thì phải đến 6 tháng tuổi mới phát triển hoàn thiện và trẻ có thể ngồi, có những bé có thể muộn hơn. Nếu cứ miễn cưỡng bắt các cơ quan này phải chịu áp lực quá mức thì hậu quả xấu nhất xảy ra là đứa trẻ sẽ có nguy cơ bị b/ạ/i l/i/ệ/t.

Thứ 4, môi trường, dụng cụ kém vệ sinh khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn, hàng trăm người hàng ngày vẫn cầm, vẫn sử dụng các dụng cụ đó nhưng mẹ có chắc chắn chúng sẽ được vệ sinh, khử trùng.

Nếu các dụng cụ không được khử trùng sạch sẽ thì trẻ rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn vào người. lúc này sức đề kháng non yếu của cơ thể trẻ không thể bảo vệ khiến con sẽ gặp nguy hiểm bởi các bệnh xâm lấn như bệnh đường hô hấp hoặc viêm nhiễm, viêm phế quản, dị ứng da,…

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/be-so-sinh-bi-viem-phoi-vi-me-cho-di-chup-anh-canh-bao-cac-me-thich-song-ao-vo-tinh-hai-con

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X