Bé trai nhân lúc bố mẹ vắng mặt, 𝐧𝐠ấ𝐦 𝐧𝐠ầ𝐦 “𝐢𝐧 𝐝ấ𝐮” lên người em bé mới sinh, mẹ 𝚍ằ𝚗 𝚟ặ𝚝 khôn tả

Cứ nghĩ đến cảnh sau này về già, yếu đau, nằm bệnh, con một sẽ phải bỏ hết công việc chăm sóc thì cha mẹ dù chật vật cũng ráng sinh thêm em cho con nhưng mọi chuyện đâu có dễ.

Một số cha mẹ nghĩ con có em sẽ có người chơi cùng, trưởng thành cùng và còn để sau này, nếu cha mẹ có già đi, hoặc mất đi, con sẽ có người cùng san sẻ và gánh vác. Nhưng đôi khi ý muốn của người lớn vẫn mãi là của người lớn, còn ý muốn của con trẻ lại ngược với ý muốn của cha mẹ.

Vợ chồng cô Vương đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho lần sinh thứ hai, bao gồm cả việc chuẩn bị tâm lý cho đứa con đầu lòng. Sau thời gian dài chuẩn bị, cuối cùng cũng đến lúc họ chào đón đứa con thứ hai chào đời. Em bé xuất hiện, sự tập trung của mọi thành viên trong gia đình cũng dồn hết cho em. Gương mặt ai ai trong gia đình cũng hạnh phúc rạng rỡ mỗi khi ẵm bế em nhỏ. Giữa lúc mọi sự chú ý đều dồn vào đứa con mới sinh, cô Vương quan sát thái độ của con lớn nhà mình vì ngay từ khi chuẩn bị mang thai, cô đã luôn lo lắng con không thể đón nhận em với thái độ vui vẻ. Tuy nhiên, sau ít hôm, cô Vương đã có thể thở phào nhẹ nhõm vì con ôm em và tỏ ra rất thích em. Trong lòng cô Vương mừng thầm như đã gỡ bỏ được một trong những mối lo lớn nhất sau sinh. Thế nhưng mọi chuyện có vẻ không suôn sẻ như những gì cô Vương nghĩ.

hình ảnh

Ảnh minh họa: parents

Một ngày nọ, khi đang thay đồ, tắm rửa cho đứa con sơ sinh, cô Vương phát hiện trên mình con xuất hiện những vết bầm tím. Lúc đầu chợt nghĩ có thể là vết côn trùng đốt nhưng cô Vương ngay lập tức mơ hồ được nỗi sợ hãi đang trào dâng trong lòng mình. Cô hiểu được lý do vì sao cứ mỗi lần anh đến ẵm, em bé đều khóc thét sợ hãi. Chuyện đã rõ, đứa con lớn mà cô đang yên tâm sẽ đón nhận em bằng thái độ vui vẻ lại đang âm thầm dùng tay ngắt và làm đau em mình.

Cô cố trấn an bản thân và tìm một lý do nào đó để xua đuổi ý nghĩ con bắt nạt em nhưng sau khi hỏi con, cô Vương đã không thể trốn tránh được sự thật. Lúc này, cô bắt đầu nghi ngờ về sự lựa chọn của mình.

Cô cảm thấy mông lung với ý nghĩ sinh thêm con thứ hai để con có bạn cùng chơi, có người cùng chia sẻ bởi sự thật trước mắt là con trai lớn đang xem em nhỏ của nó như kẻ thù.

Câu chuyện của cô Vương được nhiều bà mẹ chia sẻ trong hoang mang: “Bản thân tôi, từng nghe anh trai kể rằng ngày bé, anh thường lén lút những lúc không có mặt mẹ thì nhanh tay nghiến chặt, ngắt em vài cái cho đã cái nư, đến mức em khóc gằn lên, tím cả mặt mũi. Anh nói chính anh cũng không hiểu vì sao khi đó lại làm vậy, có thể là bởi sự ghen tị của một đứa trẻ cảm thấy mình không được chú ý nữa. Sau này, khi tôi lớn hơn một chút, anh chơi cùng tôi và bắt đầu dần yêu thương tôi nhiều hơn. Đến bây giờ, người bảo vệ và chăm sóc cho tôi nhiều nhất cũng chính là anh.”

Nhiều cư dân mạng sau khi nghe chuyện của cô Vương thì cho rằng sở dĩ đứa trẻ làm như vậy không xuất phát từ ý đồ xấu mà là do bố mẹ đã không “tiêm phòng” cho con từ trước. Khi bỗng dưng trong nhà xuất hiện một đứa trẻ khác mà người lớn trong nhà lại dồn hết tình cảm cho nó, đứa trẻ lớn hơn sẽ bỗng trở nên rất nhạy cảm. Thật dễ hiểu khi trước đó, nó từng là bảo bối của gia đình, nhưng sau khi đứa bé kia ra đời, nó bỗng dưng không còn được quan tâm như trước nữa. Đứa trẻ bị rơi vào trạng thái sợ hãi và sinh ra ghét bỏ em. Đáng tiếc, không mấy người lớn lại chịu để tâm nhiều đến cảm xúc của bé. Tệ hơn, lắm người lớn ít có duyên còn lấy đó làm trò đùa khi trêu: “Con có em rồi, ba mẹ thương em không thương con nữa đâu” hoặc “Ba mẹ chỉ thương có mỗi em bé thôi, con ra rìa rồi.”

Chị gái 5 tuổi đẩy em từ tầng 5 vì hàng xóm trêu “con ra rìa rồi” và những câu chuyện đau lòng khác đã xảy ra chỉ vì những vô tâm của người lớn. Lỗi không tại những đứa trẻ đang mang tổn thương mà nằm ở thái độ và cách chuẩn bị của người lớn. Để con không chịu ấm ức quá lớn khi có em, bố mẹ cần:

1. Để con tham gia vào việc chuẩn bị mang thai như một bước đi trước để làm anh/ làm chị

Chuẩn bị mang thai có khó khăn nhưng cũng rất nhiều niềm vui. Trong quá trình này, bố mẹ có thể cho phép con lớn cùng tham gia chuẩn bị đồ sơ sinh cho em, thậm chí để con gợi ý đặt tên cho em.

hình ảnh

Ảnh minh họa: Kathy De Castro

Trong quá trình khám thai, có thể dẫn con theo cùng, để con nhìn thấy em trên ảnh siêu âm, cảm nhận được chuyển động của em bé. Đến ngày sinh, con có thể quan sát mẹ và được là một trong những người đầu tiên ẵm bế em. Mẹ cũng có thể giải thích cho con hiểu, sau khi có em, con sẽ là anh chị, có trách nhiệm thay mẹ dạy dỗ và làm gương cho em. Khi trẻ dần có tình cảm với em bé, ý thức được vai trò quan trọng của mình, bé sẽ không có những hành động thái quá với em của mình.

2. Tâm tình với con về mục đích bố mẹ có thêm em

Nếu con biết bố mẹ vì muốn con hạnh phúc và vui vẻ mới sinh em bé thì bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ dành cho mình. Có thể bé quá nhỏ để hiểu thế nào là tình cảm anh/ chị em ruột thịt nhưng tình cảm của bố mẹ dành cho mình, trẻ rất nhạy cảm để cảm nhận được.

Những câu hỏi từ trẻ khiến cha mẹ bối rối, trả lời như này mới thông minh |  Tin tức Online

3. Phải đảm bảo có đủ thời gian và tâm sức cho con lớn

Sở dĩ con lớn không thương em, coi em như kẻ thù khi em ra đời là bởi người lớn không tinh ý dành thời gian và cái nhìn yêu thương cho con nữa. Vì vậy, sau khi có con thứ hai, để con lớn lành mạnh trong cảm xúc, tránh cảm giác bị bỏ rơi thì bố mẹ phải là người chủ động dành thời gian cho con hơn, thậm chí là quan tâm đặc biệt. Để có được kết quả tốt nhất, các thành viên trong gia đình gồm ông bà, cô chú, cậu dì có thể phối hợp cùng nhau. Cả nhà không thay đổi thái độ với trẻ, chắc chắn trẻ sẽ không có ý nghĩ mình bị bỏ rơi và không bị những lời khiêu khích tương tự kích động.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/be-trai-nhan-luc-bo-me-vang-mat-ngam-ngam-in-dau-len-nguoi-em-be-moi-sinh-me-dan-vat-khon-ta

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X