Chẳng may ủi đồ bị cháy sém, mách mẹ cách xử lý dễ dàng, sau vài phút tinh tươm như mới

Thứ 7 tuần rồi nhỏ bạn thân đám cưới mà khổ nỗi cả hai vợ chồng em đều đi làm sáng nên không thể đến dự đúng giờ được, bị cái 11h nó đãi khách rồi, chỉ tranh thủ về sớm để kịp qua chung vui thôi.

Nhớ hôm đó tan làm xong, vợ chồng em về nhà thay quần áo, xui nữa là quên ủi đồ trước nên thành ra hấp tấp, trong khi em trang điểm có nhờ ông chồng ủi giùm chiếc váy mà không hiểu ổng ủi làm sao cháy luôn phần eo.

Em đang mệt mà thấy vậy nổi điên lên, giận ổng, tính khỏi đi đám cưới luôn rồi nhưng vi diệu thay sau vài phút ổng đưa lại em chiếc váy sạch sẽ, tinh tươm, không còn dấu vết gì luôn ạ.

Em hỏi ổng làm sao hay vậy, ổng bảo thấy có người giận nên lên mạng tìm thử cách khắc phục, cũng may thấy hướng dẫn chi tiết nên làm theo ngay. Vậy là từ giờ vợ chồng em không còn lo quần áo bị cháy khi ủi nữa.

Mặc dù mỗi loại vải có cách khắc phục vết cháy riêng nhưng vô cùng đơn giản, mẹ nào cần thì cứ tham khảo, chứ bỏ xó quần áo thì phí lắm ạ.

bi04ypFszFBjmVNCSQVTOOJ0Ge-5YqeCdG9OlT1AXE2paEZmq3cn_wEdTKYzG9KFvheof4bm1wmP3WBBRnEKvcf0FolH

Ảnh minh họa – nguồn internet

Đối với quần áo làm bằng lụa

Lụa là một trong số chất liệu khó ủi nhất do khá mỏng nhưng không phải vì thế mà chúng ta chấp nhận mặc đồ nhăn nheo ra đường. Cho nên, các mẹ cần điều chỉnh bàn ủi ở nhiệt độ thấp nhất rồi tỉ mỉ thực hiện.

Nếu không may bị cháy sém, các mẹ hãy nhanh chóng lấy dung dịch NaOH trộn với một ít nước thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên vết cháy và để khô tự nhiên. Sau vài phút, các mẹ sẽ thấy hỗn hợp khô, vết cháy mất đi và bong ra khỏi quần áo đấy ạ.

Đối với quần áo làm bằng vải nỉ

Tương tự, quần áo làm bằng vải nỉ cũng khó ủi không kém, bởi nó chính là sự kết hợp giữa vải và len. Vì thế khi sơ ý ủi bị cháy, trước tiên các mẹ phải chịu khó giặt trang phục vài lần, mục đích làm cho lớp lông nhung mất đi để sợi vải lộ ra ngoài.

Sau đó, các mẹ hãy dùng kim móc nhẹ vào chỗ không còn lông cho đến khi móc ra được lớp lông mới. Cuối cùng, dùng vải ướt phủ lên bề mặt chỗ bị cháy, ủi ngược lại chiều lớp lông cũ vài lần, đảm bảo các mẹ sẽ bất ngờ vì quần áo đã trở lại bình thường như chưa từng có vấn đề gì xảy ra cả.

Đối với quần áo làm bằng vải bông sợi

9UmaiQRKj-cfxoPDl7sbDIoichccTA6DazTGpMRd_I6WKaolVLnqCKGupPvkXcxeBmH4t7r1i-FUbYwU2Z8JKaeDj22ydl4

Ảnh minh họa – nguồn internet

Quần áo vải sợi bông được nhiều người ưa chuộng nên việc ủi xảy ra sự cố xuất hiện thường xuyên hơn. Nhưng cũng may cách xử lý khi bị cháy sém không hề cầu kỳ như các chất liệu trên. Các mẹ chỉ cần nhanh chóng tắt bàn ủi và rắc muối tinh lên vết cháy.

Tiếp theo, đem quần áo đi vò nhẹ và phơi nắng khoảng 5 phút rồi giặt lại với nước sạch. Nếu vết cháy quá đậm thì hãy kiên nhẫn áp dụng cách này vài lần để nhận được kết quả như mong đợi nhé.

Đối với quần áo có lớp vải dày

Các loại quần áo có lớp vải dày như áo khoác thì chắc ít mẹ nào đem đi ủi, bởi nếu có nhăn nheo thì cũng không đáng kể. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần nên biết cách xử lý vết cháy để phòng hờ khi cần thiết.

Cụ thể, khi loại trang phục này bị cháy, các mẹ hãy dùng miếng giấy nhám và dùng bàn chải nhỏ chà xát chỗ cháy, đảm bảo vết cháy sẽ nhanh chóng biến mất, trả lại cho các mẹ chiếc áo nguyên vẹn như ban đầu đấy ạ.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X