Con hơn 3 tuổi vẫn không chịu nói, tá hỏa khi đưa con tới viện mới biết nguyên nhân là do thứ này

Người mẹ trẻ vô cùng lo lắng vì tình trạng chậm nói của con nên đã cùng cả gia đình chạy đôn đáo chạy đáo đưa con đi khám từ tỉnh lên Hà Nội. Không ngờ kết luận của bác sĩ khiến cả nhà “ngã ngửa.”

Con chậm nói vì dính thắng lưỡi, lại tưởng mắc chứng tự kỷ

Chị Nguyễn Thị H (36 tuổi) chia sẻ câu chuyện “dở khóc dở cười” khi đưa con đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Chị cho biết con mình đã hơn 3 tuổi mà vẫn không nói được nhiều, con nói ngọng, phát âm có đôi chút khó khăn. Con cũng hay bị bạn bè và cả người lớn trêu đùa vì khuyết điểm này nên dần dần con trở nên nhút nhát và ngại giao tiếp.

Ông bà lo lắng vì sợ cháu bị tự kỷ, chị H quyết định đưa con đi khám tại khoa Tâm thần của một bệnh viện tỉnh thì được kết luận sức khỏe tâm lý bình thường. Tuy nhiên, các bác sĩ lại kết luận con bị dính cả thắng lưỡi lẫn thắng môi nên việc phát âm bị ảnh hưởng dẫn đến noi ngọng, chậm nói.

Chị H. chia sẻ hình ảnh của con gái bị dính thắng lưỡi được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt sau khi thăm khám tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn

Vì lo lắng cho con, chị đã đưa con xuống Hà Nội khám thắng lưỡi, thắng môi tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Sau khi được bác sĩ thăm khám, chị đã quyết định cho con phẫu thuật cắt thắng lưỡi, thắng môi ngay tại viện. Về nhà được 2 tuần, con chị đã cải thiện phát âm rõ rệt, con bắt đầu nói được nhiều từ mà trước đây rất khó khăn để phát âm. Sau khi bắt đúng bệnh, chữa đúng bài chị H vô cùng vui mừng, phấn khởi vì con ngày càng tiến bộ.

Hiểu lầm tai hại về dính thắng lưỡi

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải do bị ngắn dây thắng lưỡi (một lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Tật dính thắng lưỡi có thể nhận biết bằng mắt thường ngay từ khi trẻ ra đời. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác mức độ dính thắng lưỡi, cũng như chỉ định có cần cắt thắng lưỡi hay không, cần đến sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa.

Dính thắng lưỡi được chia thành 4 cấp độ khác nhau, và thường được chỉ định cắt khi vào mức 3 hoặc mức 4, tức là độ di động của lưỡi chỉ từ 0 – 7mm. Ở các mức độ này, dính thắng lưỡi ảnh hưởng nhiều tới khả năng bú của trẻ, khiến bé lười bú, bú không đúng khớp, chậm tăng cân; cùng với đó là khả năng ngôn ngữ kém, dẫn tới nói ngọng, chậm nói, thẩm mỹ kém do khiến răng xô lệch.

Ảnh chụp trẻ bị dính thắng lưỡi ở trẻ có thể quan sát bằng mắt thường

Biểu hiện dễ nhận biết khi dính thắng lưỡi ở trẻ đó là không thè được lưỡi ra ngoài môi, lưỡi không chạm tới nóc vòm họng, khi khóc đầu lưỡi tạo thành hình trái tim, lưỡi khó di chuyển sang hai bên. Trẻ sơ sinh khi bú dễ bị chảy sữa ra ngoài, cáu gắt khi bú. Trẻ lớn hơn thường khó phát âm, răng cửa bị xô lệch, 2 răng cửa có khe hở.

Theo chị Phương – mẹ bé T.A (5 tuổi) kể, con chị biết nói sớm tuy nhiên bé nói rất ngọng. Nghĩ rằng khi con lớn hơn sẽ hết ngọng nên gia đình không cho cháu đi khám. Bà nội còn hay trêu cháu là ngắn lưỡi nên nói ngọng, lớn lên tự hết. Đến khi con chuẩn bị vào lớp 1 mà tình hình vẫn không cải thiện, chị Phương mới lo lắng đưa con đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán trẻ bị dị tật dính lưỡi và được chỉ định phẫu thuật. Lúc này chị Phương mới biết thì ra dị tật của con mình có thể khắc phục hoàn toàn, còn nếu để tình trạng kéo dài thì sẽ sống chung với nói ngọng cả đời.

“Câu chuyện của chị Phương không phải hy hữu. Có rất nhiều cha mẹ đã nhận ra điểm bất thường ở miệng con và đi khám kịp thời.” – Bác sĩ CKI Nguyễn Song Hào tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn chia sẻ. “Thắng lưỡi chỉ là một dị tật nhỏ nhưng đôi khi lại ảnh hưởng lớn tới khả năng ngôn ngữ của trẻ trong tương lai.”

Nguồn: https://kienthuc.net.vn/doi-song-giai-tri/con-hon-3-tuoi-van-khong-chiu-noi-ta-hoa-khi-dua-con-toi-vien-moi-biet-nguyen-nhan-la-do-thu-nay-1849172.html

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X