Độᴛ ǫᴜỵ đang tăng ở người trẻ: 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước độᴛ ǫᴜỵ, cần đi viện chứ đừng cố ngủ tiếp
Sự việc nghệ sĩ Chí Tài qua đời vì đột quỵ hôm 9/12, cho đến nay đã 1 tuần trôi qua nhưng mình vẫn chưa hết bàng hoàng các mẹ ạ. Thế mới biết căn bệnh này thực sự nguy hiểm, thậm chí còn đáng sợ hơn cả ung thư vì nó gây mất mạng rất nhanh chóng.
Mấy hôm nay cứ rảnh là em lại vào đọc thông tin về căn bệnh này, em thấy không chỉ người ta đột quỵ khi tắm hay khi thể dục thể thao như Chí Tài, mà thậm chỉ còn đột quỵ ngay khi ngủ đấy ạ. Đã có nhiều trường hợp lên giường đi ngủ, rồi sáng hôm sau không thể tỉnh dậy nữa.
Vì vậy, để ngăn ngừa và điều trị kịp thời, việc nhận biết 4 dấu hiệu đôt quỵ khi ngủ dưới đây là điều cần thiết. Bởi theo chuyên gia, trong vòng 3 giờ đầu tiên kể từ khi triệu chứng của đột quỵ xuất hiện được xem là “thời điểm vàng” cần được cấp cứu kịp thời để không biến chứng nguy hiểm.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
1. Những người cảm thấy bồn chồn khi ngủ
Nguy cơ đột tử còn có thể xảy ra với những người cảm thấy bồn chồn khi ngủ. Khi nói về điều này, bác sĩ Alan Schwartz – Giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview, Mỹ cho biết, nếu như bạn cảm thấy bồn chồn trằn trọc, liên tục xoay người trên giường ngủ, và thậm chí có dấu hiệu ngủ không yên giấc vào ban đêm sẽ có nguy cơ đột quỵ rất cao.
2. Những người thường xuyên ngáy to và cảm thấy ngạt thở khi ngủ
PGS.TS Vũ Văn Giáp – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo rằng, với những người gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ thường có 1 triệu chứng rất rõ ràng là ngủ ngáy rất to.
Hơn nữa, người này thậm chí đang ngáy rất đều, đột nhiên không thấy có tiếng động phát ra, tới trên 10 giây sau họ mới lại cựa mình, sặc lên rồi ngáy tiếp. Ngoài ra, những người này còn thường cảm thấy ngộp thở và ngột ngạt khi ngủ. Như vậy, những người thường xuyên ngáy to và cảm thấy ngạt thở khi ngủ sẽ có nguy cơ đột quỵ rất cao.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
3. Những người thường xuyên bị thức dậy giữa đêm
Những đối tượng thường xuyên ngủ không ngon giấc, thường thức giấc vào ban đêm và có thể đi tiểu 3 – 4 lần mỗi đêm cũng có nguy cơ đột tử rất cao. Theo một nghiên cứu từ Viện Karolinska (Thụy Điển), những tình trạng mất ngủ này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh llys nguy hiểm thuộc hệ tim mạch, trong đó có đột quỵ.
4. Những người cảm thấy mệt mỏi và đau đầu khi ngủ dậy
Tình trạng mệt mỏi và đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng nếu như khi ngủ dậy mà bạn cảm thấy cơ thể mình gặp phải trạng thái này, thì hãy cảnh giác với nguy cơ bị đột quỵ.
Bởi buổi sáng thức dậy thông thường bạn sẽ có cảm xúc khỏe mạnh và sảng khoải, nhưng khi ở trạng thái mệt mỏi, đau đầu, rất buồn ngủ, không sảng khoái và rất khó tập trung thì không nên chủ quan.
Đột quỵ đang ngày càng gia tăng ở người trẻ, cả Việt Nam và trên thế giới, có trường hợp dù không có bệnh nền, không có người nhà từng bị đột quỵ cũng vẫn xảy ra
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đột quỵ não ở người trẻ tuổi ngày càng tăng lên. Liên quan dến điều này, Tổ chức Đột quỵ Mỹ năm 2019 cũng cho biết, số lượng bị đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây. Không chỉ vậ, có khoảng 15% người độ tuổi từ 18 – 50 bị đột quỵ mỗi năm.
Tại Việt Nam cũng không loại trừ, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng người đột qụy là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Nguyên nhân chủ yếu do các bệnh lý dị dạng mạch máu não, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, bệnh béo phì và lười vận động, tiểu đường và tăng huyết áp, uống rượu bia, hút thuốc lá…
Tuy nhiên, cũng có trường hợp dù không mắc các bệnh nền như đã kể trên cũng có nguy cơ đột quỵ cao. Như trường hợp mà bác sĩ Phạm Văn Cường -Trung tâm Đột quỵ não – Bệnh viện TƯQĐ 108 chia sẻ, trung tâm này từng tiếp nhận một bệnh nhân nam giới dù chỉ mới chỉ 26 tuổi, nhưng đã phải nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt suốt 3 ngày trước đó.
Điều đáng nói, bệnh nhân này không có tiền sử bệnh tăng huyết áp, tim mạch. Gia đình cũng không ai đột quỵ não. Khi vào viện, nam bệnh nhân này vẫn tỉnh táo, không bị liệt và không yếu chân tay. Tuy nhiên, kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy bị nhồi máu tiểu não trái, hẹp 40% V4 trái, 70% P1 trái. Bệnh nhân này đã bỏ qua thời gian vàng trong điều trị đột quỵ vì bệnh đã khởi phát trước đó 3 ngày.