Em bé trong bụng mẹ 90% thời gian là ngủ, thức dậy lại làm “đủ trò” cực đáng yêu

Dù dành phần lớn thời gian trong bụng mẹ để ngủ nhưng thai nhi cũng có những hành động bất ngờ khác.

Hành trình sự phát triển của thai nghi trong bụng mẹ suốt 9 tháng 10 ngày luôn là một bí mật diệu kỳ bố mẹ nào cũng muốn biết. Bật mí rằng em bé trong bụng không chỉ biết thức và ngủ. Một ngày của bé sôi động hơn nhiều với những hoạt động cực kỳ đáng yêu!

90% thời gian là để ngủ và còn mơ nữa

Hoạt động yêu thích nhất của em bé trong bụng mẹ chính là ngủ. Thậm chí, ngay cả khi chưa phát triển mí mắt, bé cưng cũng có thể dành 90-95% thời gian của mình để ngủ. Tuy nhiên, mỗi giấc ngủ của con không dài, chỉ kéo dài chưa 40- 60 phút. Sau đó, bé sẽ dậy, và bận rộn với một vài “thú vui” khác.

Em bé trong bụng mẹ 90% thời gian là ngủ, thức dậy lại làm amp;#34;đủ tròamp;#34; cực đáng yêu - 1

90-95% thời gian của bé trong bụng mẹ dùng để ngủ. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, một số nhà khoa học tin rằng, bé còn có thể ngủ mơ ngay từ trong bụng mẹ. Giống như sau khi chào đời, bé có thể mơ về những điều đã biết, như cảm nhận trong tử cung. Càng gần ngày sinh, bé có thể ngủ 85-90% thời gian trong ngày, tương đương với bé sơ sinh.

Bơi lượn “tung tăng”

Bơi cũng là một kĩ năng đặc biệt và hoạt động thai nhi trong bụng mẹ rất thích làm. Nguyên nhân các bé có thể bơi là vì từ khi được hình thành đã sống trong môi trường chất lỏng, chính là nước ối của mẹ.

Thai nhi sẽ bơi nhiều nhất từ tháng thứ 2-5 của thai kỳ vì khi đó không gian trong tử cung còn rộng rãi. Khi các bé lớn hơn thì sẽ chỉ xoay qua xoay lại vì không còn đủ chỗ để bơi.

“Lộn nhào” trong bụng mẹ

Từ tuần thứ 8 của thai kỳ, bé cưng đã biết “ngọ nguậy”. Mới đầu chỉ là những chuyển động nhẹ nhàng, sau đó bé sẽ chuyển sang “tung chưởng” và “lộn mèo” trong bụng mẹ. Thậm chí, trong mỗi một giai đoạn, con sẽ có “nhịp điệu” riêng.

Chẳng hạn, trong tam cá nguyệt thứ hai, do sợ mẹ còn mệt do ốm nghén, bé cưng chỉ dám “âm mưu” những cú đạp nhẹ nhàng. Nhẹ đến nỗi, nếu không để ý, mẹ còn chẳng biết được. Tuy nhiên, sang tam cá nguyệt thứ ba, nhất là vào tháng thứ 8, thứ 9 của thai kỳ, mẹ đã có thể cảm thấy sự hoạt động của con mạnh mẽ và liên tục hơn nhiều.

Ngáp ngắn ngáp dài

Ngáp cũng là một hoạt động thú vị bé có thể làm trong bụng mẹ. Em bé sẽ há miệng ra từ từ sau đó ngậm lại rất nhanh. Kết quả phân tích cho thấy thai nhi ít tháng tuổi ngáp nhiều nhất, nhưng không có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái. Ngáp không chỉ giúp các dây thần kinh trên khuôn mặt bé được thư giãn mà còn giúp con phát triển trí não.

Em bé trong bụng mẹ 90% thời gian là ngủ, thức dậy lại làm amp;#34;đủ tròamp;#34; cực đáng yêu - 3

Em bé trong bụng mẹ cũng rất hay “ngáp ngắn ngáp dài”. (Ảnh minh họa)

Uống nước ối

Nước ối là do cơ thể mẹ tiết ra, có tác dụng tạo ra khoang nước giúp cho thai nhi được an toàn và tránh khỏi các va đập. Nước ối được sản sinh và hấp thụ ngay trong vòng 24 giờ, có nghĩa là sau một ngày đêm nước ối thì nước ối sẽ thay đổi và làm mới. 

Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi uống nước ối vào bụng, nước ối hấp thu vào máu và thải ra ngoài qua đường nước tiểu hòa vào nước ối, cơ thể mẹ hấp thu nước ối rồi lại tiếp tục sản sinh nước ối mới liên tục nhằm đảm bảo cho nước ối luôn sạch. Do vậy, các bé từ trong bụng mẹ sẽ liên tục nuốt nước ối mà không hề bị sặc.

Nghịch dây rốn

Ngoài nước ối thì dây rốn là “người bạn” duy nhất của em bé ở trong bụng mẹ nên chắc chắn những bé nghịch ngợm sẽ không bỏ qua chuyện nghịch dây rốn. Các bé sẽ lắc lư, xoắn tròn, đu lên dây rốn. Có nhiều trường hợp, các bé nghịch ngợm còn khiến dây rốn quấn quanh cổ 1-2 vòng hoặc bị thắt nút lại.

Mút tay

Rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thói quen mút tay, và những bà mẹ thì thắc mắc không hiểu ngón tay liệu có “ngon” đến như vậy không. Thực ra, không chỉ trẻ sơ sinh, ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã có phản xạ này. Theo các chuyên gia, từ tuần thứ 30, khi xúc giác phát triển hơn, em bé trong bụng mẹ sẽ có “sở thích” mút ngón tay, nhất là ngón cái.

Em bé trong bụng mẹ 90% thời gian là ngủ, thức dậy lại làm amp;#34;đủ tròamp;#34; cực đáng yêu - 4

Từ trong bụng mẹ, bé đã có thói quen mút tay. (Ảnh minh họa)

Nấc

Thai nhi nấc trong tử cung có thể coi là một trong những dấu hiệu em bé đang phát triển bình thường. Nay từ trong bụng mẹ bé đã có thể nấc, thậm chí nấc cụt rất sớm, từ tuần thứ 9 thai kỳ. Dù vậy, giai đoạn này thai nhi quá nhỏ nên đến cuối quý 2, đầu quý 3, mẹ mới dễ dàng nhận ra.

Theo các chuyên gia, hiện tượng thai nhi nấc cụt không đáng sợ như nhiều bà mẹ vẫn lo lắng, thậm chí đến quý thứ 3, em bé còn nấc mỗi ngày.

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623