Giao con cho bố ru ngủ, mẹ linh cảm chẳng lành, vừa mở cửa phòng liền dở khóc dở cười

Lâu lâu có lòng, thương vợ chăm con, dỗ con ngủ nhưng mà lạ lắm!

Mặc dù mẹ luôn là người chăm sóc chính trong ít nhất 6 tháng đầu đời của con nhưng điều đó không có nghĩa là toàn bộ thời gian trong ngày mẹ phải đảm đương công việc này.

Nghĩ xem, một ngày ở nhà đâu chỉ có con, mà còn phải lo mọi việc giặt giũ, nấu ăn, vệ sinh, dọn dẹp… Nhiều gia đình có thể nhờ nhà chồng hay nhà mẹ ruột còn có người đỡ đần. Nhưng với những gia đình mà vợ chồng phải tự xoay xở hết mọi việc thì cả hai chỉ có thể dựa vào nhau chứ không thể nhờ ai khác, trừ khi có thể trích một khoản thuê người chăm sóc, tuy vậy khoản này không hề nhỏ nên chỉ có thể dùng trong 1 hoặc tối đa 3 tháng đầu.

Những lúc như thế này, chồng phải là người hiểu thấu nỗi vất vả của vợ mà có lòng dỗ con ti, ru con ngủ.

hình ảnh

Ảnh: bilibili

Một video cách đây không lâu ghi lại một cảnh thường nhật như vậy trong một gia đình trẻ. Người vợ bận việc nhà nên chồng thấy vậy đã xung phong đảm nhận nhiệm vụ ru con ngủ. Nếu đã và đang chăm sóc trẻ sơ sinh, các chị em thừa hiểu ru con ngủ là một trong những khoản khó nhằn nhất của “công cuộc” nuôi dưỡng. Đến mẹ là người gần gũi và hiểu con mình nhất mà vật vã mỗi khi con vào giai đoạn khó ngủ thì đến lượt bố, chắc khóc cạn một dòng sông luôn ấy chứ. Vậy nhưng, anh chồng xuất hiện trong clip này không chỉ tự nguyện mà còn vỗ ngực tự tin dặn dò vợ: “Em đừng lo!”.

Nói câu dứt khoát, hành động nhanh nhạy, anh ôm con vào phòng và chu toàn nhiệm vụ. Có lẽ trời không phụ lòng mấy anh chồng biết thương vợ con nên vừa đóng cửa một lúc không lâu thì đứa nhỏ đã vào giấc.

hình ảnh

Ảnh: bilibili

Ở ngoài này, chị vợ thấy chồng con im ắng thì sinh nghi. Linh tính mách bảo chuyện chẳng lành, chị vội gác lại công việc đang làm dang dở, vào phòng ngủ để kiểm tra.

Vừa bước vào cửa, chị thấy chồng đang quấn chăn bông, ngủ ngon lành và có lẽ con chị cũng được bố ủ ấm trong vòng tay. Trông thấy cảnh chị cũng ấm lòng theo, nghĩ bụng mình cực khổ bao nhiêu lâu, giờ cũng được tấm chồng mát dạ bù đắp.

Chị lại gần ngắm hai cha con cho thoải, còn định kéo lại chăn cho con nhưng khi mở tấm chăn ra, chị không thấy con đâu cả. Hốt hoảng, chị lục tung hết mọi chăn gối trên giường, chạy quanh tìm con thì phát hiện cậu bé đang nằm ở đầu giường bên kia nhưng trong tư thế mắc võng, lẽo đẽo nửa trên nửa dưới. Nếu không có chiếc mùng dằn dưới đệm thì có lẽ con chị đã rơi xuống sàn từ lúc nào rồi.

Qua lớp màn mỏng có thể thấy cậu nhóc đang ngủ rất say, vẻ mặt hồng hào tươi tắn như đang tận hưởng lắm. Thật đúng là một cảnh tượng dở khóc dở cười làm mẹ một phen hú vía.

Giao con cho chồng có khi mẹ phải sắm trái tim sắt mới chịu nổi những pha hành động gay cấn cỡ vậy, có đúng không các mẹ?

Nhưng đâu phải vì vậy mà mẹ ôm đồm hết mọi việc về mình. Người mẹ vẫn phải tin tưởng chịu giao con cho chồng trông coi bởi chỉ có bố mới có khả năng bù khuyết cho những thiếu sót của mẹ và ngược lại. Muốn con phát triển toàn diện rất cần có được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cả bố lẫn mẹ.

Bất kỳ thành công rực rỡ nào của cha mẹ cũng không thể bù đắp cho sự “thiếu thốn” về giáo dục của con cái. Chìa khóa để giáo dục trẻ em trước hết là cha mẹ phải cùng làm bạn thật sự với trẻ. Sự gần gũi giúp cha mẹ hiểu được con là một đứa trẻ như thế nào, con thích gì, con có khả năng gì, con làm bạn với ai… để dựa vào đó mà khuyến khích, giúp đỡ, đưa ra ý kiến, làm quân sư cho trẻ như một người bạn đồng hành thực thụ. Vì vậy, các nhà giáo dục luôn khuyến khích mẹ phải mạnh dạn giao con cho chồng để các ông bố học cách mỗi ngày trở thành người bạn tốt của con, ngoài mẹ ra.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/giao-con-cho-bo-ru-ngu-me-linh-cam-chang-lanh-vua-mo-cua-phong-lien-do-khoc-do-cuoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X