Hiệu trưởng về hưu dạy cháu nội bị con dâu nói cũ kỹ, không khoa học, bé đi nhà trẻ được cô khen hết lời

Sau khi con đi nhà trẻ được cô giáo khen ngợi nức nở, con dâu mới nhận ra suy nghĩ của mình về cách dạy cháu của bố chồng là hoàn toàn sai lầm.

Sinh 2 con, em quyết định nghỉ việc hy sinh vài năm để ở nhà chăm con cho thật cứng cáp rồi mới đi làm sau. Có bố mẹ hai bên hỗ trợ mà còn cực quá chừng cực, vậy mới thấy mình còn đỡ hơn nhiều so với những mẹ không có người thân bên cạnh. 

Chẳng hạn như nhỏ bạn em nè, sinh con chỉ có một thân một mình vì nhà neo người, ở nhà 6 tháng thai sản luôn là nó phải gửi con đi nhà trẻ sớm rồi, xót lắm nhưng cũng buộc phải chấp nhận. Em thì thấy nếu có ông bà thích hỗ trợ trông cháu giúp thì khỏe lại yên tâm hơn rất nhiều luôn, nhất là với các mẹ cần phải quay trở lại với công việc sớm. 

Nhiều người hay nói rằng đa phần các cụ đều có tư tưởng chăm sóc, dạy trẻ nhỏ đã cũ kỹ, nên để con cho ông bà chăm vẫn chưa thực sự yên tâm 100%. Theo em thì cái này cũng tùy người á, vả lại ông bà lớn tuổi cũng có nhiều kinh nghiệm chăm sóc, dạy dỗ cháu rất hay đó nha.

Xuyên là mẹ của một bé gái. Sau khi sinh con được 1 năm, cô bắt đầu đi làm trở lại. Thế nhưng, vấn đề lúc này lại là cô không yên tâm khi gửi con cho bất cứ người lạ nào vì bé còn quá nhỏ. Mẹ ruột ở quê thì đang bận chăm sóc cho em gái mới vừa sinh con cách đây vài ngày, tính đi tính lại, bố mẹ chồng ở chung nhà vẫn tiện lợi nhất, nhưng không chắc ông bà có sẵn lòng trông cháu giúp hay không.

Thật may mắn là chưa cần Xuyên bày tỏ nguyện vọng, bố mẹ chồng cô đã ngỏ ý trông cháu giúp cho vợ chồng con trai yên tâm đi làm. Tạm yên tâm khi giao cháu cho ông bà, nhưng cô vẫn cảm thấy lấn cấn khi thấy cách chăm sóc con của ông bà chưa được “khoa học” toàn vẹn như ý mình muốn lắm.

Bố chồng cô vốn là một hiệu trưởng trường tiểu học đã về hưu khá lâu, cũng vì thế nên ông rất thường xuyên chơi đùa và dạy cháu gái học từ sớm. Ông mua cho cháu khá nhiều sách với các tranh ảnh sặc sỡ, kiếm nhiều hình khối đủ thể loại, sơn chúng với nhiều màu sắc, lại cắt vải dạ ra thành nhiều hình dáng cũng với các màu sắc khác nhau. Mỗi ngày, hai ông cháu thi nhau cầm nắm các hình khối, học cách phân biệt hình dạng, loại màu. Ông cũng dẫn cháu đi ra ngoài chơi nhiều lần, cho cháu tự do nghịch đất cát, cây cỏ, tiếp xúc với các bạn gần nhà.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Parents

Vốn là một người chu toàn, Xuyên luôn rất nghiêm khắc và mong muốn con mình có được những điều tốt đẹp nhất. Cô cho rằng cách dạy cháu của bố chồng có vẻ đã cũ kỹ rồi, chẳng biết hiệu quả khoa học đạt được là bao. Cô đã mua cho con gái rất nhiều bộ đồ chơi xịn sò, đắt tiền, chẳng hiểu sao 2 ông cháu rất ít khi chơi mà chỉ chăm chăm vào những khối màu tự làm vô bổ đó. Vả lại, trẻ nhỏ ra ngoài nhiều, tiếp xúc đất cát khói bụi rất dễ ốm, chẳng hiểu bố chồng đang nghĩ gì. Tuy nhiên, Xuyên chỉ dám nghĩ một cách âm thầm chứ chưa dám “góp ý”, dù sao thì bố mẹ chồng cũng đang giúp mình trông cháu, con bé lại chưa xảy ra vấn đề gì quá nghiêm trọng. Cô và chồng thì quá bận rộn, không có nhiều thời gian ở bên cạnh con.

Khi con được 3 tuổi, Xuyên quyết định gửi con đến nhà trẻ. Bất ngờ là chỉ sau 3 ngày đi học, con gái Xuyên được cô giáo khen ngợi hết lời vì con có kỹ năng vận động tinh rất tốt, phân biệt các loại đồ vật cũng chính xác, lại dạn dĩ, vui vẻ hoạt bát khi tiếp xúc với các bạn khác. Dù mới 3 tuổi nhưng khả năng học hỏi, sáng tạo, phối hợp tay – não của cô bé cũng rất đáng chú ý. Chắc chắn là khi ở nhà đã được giáo dục đúng phương pháp.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: 163

Lúc này, Xuyên mới vỡ lẽ, thì ra cách dạy cháu của bố chồng mình rất đáng học hỏi. Đã từng hoạt động trong môi trường giáo dục, ông thấu hiểu các phương pháp nào phù hợp với độ tuổi của cháu mình, tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. 

Ban đầu còn nghi ngờ, có vẻ không hài lòng với cách dạy cháu của bố chồng, nhưng giờ khi suy đi nghĩ lại và thấy con mình tiến bộ từng ngày, Xuyên mới cảm thấy hối hận và thực sự tâm phục khẩu phục.

https://www.webtretho.com/p/hieu-truong-ve-huu-day-chau-noi-bi-con-dau-noi-cu-ky-khong-khoa-hoc-be-di-nha-tre-duoc-co-khen-het-loi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X