Khi trẻ dưới 1 tuổi, có 3 việc cha mẹ đừng vội vàng làm kẻo ảnh hưởng đến sự phát triển của con

Muốn con khỏe mạnh, phát triển tốt thì phụ huynh nên tránh những điều dưới đây.

Dinh dưỡng và vận động đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ dưới 1 tuổi. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ ít bị đau ốm, phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Bên cạnh đó, vận động giúp con tăng cường thể lực. Tuy nhiên, do nóng vội, nhiều phụ huynh cố thúc ép cho trẻ làm những điều sau quá sớm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

1. Cho con ăn dặm quá sớm

Người lớn hay nghĩ rằng, con sớm được bổ sung tinh bột sẽ mau lớn, tăng cân. Vì vậy, có những bé mới 3-4 tháng tuổi, gia đình đã rục rịch chuẩn bị cho con ăn dặm.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc ép con ăn dặm quá sớm sẽ có nhiều hậu quả khôn lường. Bé dễ bị nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân,… Bé dễ dàng bị đau dạ dày và nhiều bệnh khác nữa.

Tổ chức y tế Thế giới khuyến cáo rằng, từ 6 tháng trở đi mới cho con ăn dặm. Bé sẽ ăn dần dần từ loãng đến đặc. Con có thể chỉ cần ăn 1 bữa/ngày. Từ tháng thứ 12 trở đi cho bé ăn dặm một ngày 3 cữ. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ dưới 1 tuổi để trẻ phát triển tốt và toàn diện. Vì thế đừng vội cai sữa và ép con ăn dặm quá sớm nhé.

Khi trẻ dưới 1 tuổi, có 3 việc cha mẹ đừng vội vàng làm kẻo ảnh hưởng đến sự phát triển của con - Ảnh 1

2. Cho con tập đứng, tập đi quá sớm

Theo biểu đồ về mốc đánh giá sự phát triển của Denver II, trẻ sơ sinh thường có thể bắt đầu:

– Đứng, vịn vào đồ vật trong khoảng từ 6 tháng rưỡi đến 8 tháng rưỡi.

– Tự đứng thẳng trong khoảng 2 giây khi đạt được 9 đến 11 tháng rưỡi.

– Đứng không cần sự trợ giúp từ 10 tháng rưỡi đến 14 tháng.

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 25% đến 90% trẻ sơ sinh biết tự đứng, 10% trẻ còn lại sẽ biết đứng muộn hơn một vài tuần hoặc một hoặc hai tháng sau. Thông thường, trẻ đều tự đứng được khi được 18 tháng tuổi.

Các chuyên gia xương khớp khuyên các bà mẹ chỉ bắt đầu dạy trẻ tập đi khi trẻ có thể và muốn tập đi. Việc phải đi quá sớm khi cột sống chưa sẵn sàng có thể gây tổn thương cho cơ quan này và dẫn đến dị tật ở nhiều xương khác.

Nhiều bố mẹ thúc ép, bắt con tập đi quá sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy như cột sống trẻ còn non nớt phải gánh chịu tải trọng quá lớn của đầu và phần trên cơ thể nên dễ bị đau lưng về sau này. Bên cạnh đó, trẻ tập đứng, tập đi quá sớm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên xương đùi, khớp háng, dễ bị bàn chân bẹt hoặc các bệnh về chân khác.

3. Nằm gối quá cao

Nhiều mẹ nghĩ rằng người lớn ngủ ngon hơn khi có gối và trẻ cũng vậy. Bởi thế, các mẹ chuẩn bị cho con một chiếc gối vừa cao vừa mềm mong bé sẽ có giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, điều này lại gây hại cho bé.

Đầu tiên, trẻ rất hay cựa quậy, không nằm im một chỗ nên nằm gối quá cao rất nguy hiểm, đặc biệt khi không có người lớn ở bên. Bên cạnh đó, xương đầu của trẻ lúc này rất yếu, dễ bị biến dạng hoặc méo mó do nằm gối quá cao.

Ngoài ra, xương cổ và sụn còn rất mềm vì thế bé không có khả năng tự nhấc cổ, do đó khi gối đầu bé không hợp lý, cổ bé sẽ bị gập lại và vùng hầu họng sẽ bị chẹn khiến cho bé dễ bị sặc, dẫn đến ngạt thở.

Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể chọn gối cho con nhưng nên chọn loại có độ thoáng khí cao vì trẻ dễ ra nhiều mồ hôi và chảy nước dãi. Để tránh vi khuẩn phát triển, gối của trẻ cần phải dễ vệ sinh và thường xuyên giữ sạch sẽ.

Độ dày của gối không được quá cao hay quá thấp, nên phù hợp với cổ của trẻ. Nếu gối quá cao sẽ dễ làm tổn thương cột sống cổ của trẻ. Trẻ từ 3 tháng nên nằm gối cao 1-2cm, trẻ từ 6-8 tháng nên nằm gối cao 3-4cm.

Nguồn: https://ttvn.toquoc.vn/khi-tre-duoi-1-tuoi-co-3-viec-cha-me-dung-voi-vang-lam-keo-anh-huong-den-su-phat-trien-cua-con-20230727151139804.htm

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X