Mẹ bầu luôn cảm thấy nhói sau lưng như có gì vắt vẻo đu đưa, sau khi sinh xong nhìn chân con rõ lý do

Ở cuối thai kỳ, người mẹ bắt đầu cảm thấy đau dữ dội ở xương sườn nhưng không rõ nguyên nhân là gì. Cô có cảm giác như thể bàn chân của em bé bị "mắc kẹt" ngay dưới xương sườn của cô ấy nhưng ai cũng nói cô nghĩ ngợi quá nhiều.

Đau lưng là tình trạng rất phổ biến khi mang thai. Có khoảng 50-80% mẹ bầu cho biết bị đau lưng vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Theo các chuyên gia, nhiều yếu tố có thể đứng đằng sau sự phiền toái này, tất nhiên bắt đầu từ chính trọng lượng bụng. Khi em bé càng lớn thì mọi triệu chứng mang thai càng nặng nề hơn.

Một khó chịu khác cũng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai là đau ở xương sườn (đau dây thần kinh liên sườn). Nó xuất hiện thường xuyên từ tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên các cơn đau chỉ dai dẳng chứ không tới mức muốn tung cả lồng ngực, như một bà mẹ ở Hoa Kỳ chia sẻ.

hình ảnh

Bà mẹ trẻ cảm thấy đau bên sườn dữ dội ở lần mang thai thứ 2, nhưng mọi người đều nói đó là bình thường (Ảnh DM)

Cô Bethany Love đã sinh một cô con gái đáng yêu. Hơn một năm sau, cô biết tin mình cấn bầu thêm một bé gái nữa. Với các bà mẹ có kinh nghiệm thì mang bầu lần hai là trải nghiệm ít lo lắng, hoang mang hơn nhưng với Bethany thì khác. Mẹ bầu luôn có cảm giác có gì đó không đúng.

Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, cô bắt đầu cảm thấy đau dữ dội ở xương sườn nhưng không rõ nguyên nhân là gì. Theo Bethany, cảm giác như thể bàn chân của em bé bị “mắc kẹt” ngay dưới xương sườn của cô ấy. Cô bày tỏ nỗi lo lắng với người thân, bạn bè của mình: “Tớ có cảm giác chân của con tớ nó vắt vẻo ngay vị trí đó.”

Nhưng người thân và bạn bè đều nói rằng cô chỉ nghĩ ngợi nhiều chứ không có gì nghiêm trọng. Ngoài ra các chỉ số đều bình thường, thế là dù khó chịu nhưng Bethany cũng quyết định nghiến răng cho qua. Sau khi sinh con, người mẹ nói rằng dự cảm của mình đã đúng, cô ấy có bằng chứng về điều khó tin mà cô lặp đi lặp lại trong thai kỳ mà chẳng ai chịu tin. Đó là cô con gái sinh ra đã bị vẹo bàn chân. Bethany quyết định kể câu chuyện của mình trong một bài đăng trên mạng xã hội.

hình ảnh

Bụng bầu của người mẹ sắp sinh khi đi dự tiệc cũng con gái lớn, Bethany cho biết dù khó chịu nhưng cô vẫn cố gắng chịu đựng (Ảnh DM)

Trong phần chú thích, người mẹ viết: “Và mọi người nghĩ tôi đang giả vờ đóng kịch…” Trong clip, Bethany nhớ lại những khoảnh khắc khó chịu ở lần mang bầu thứ hai, kể lại nỗi đau mà cô cảm thấy. Và cuối cùng, cho mọi người thấy bàn chân của con gái cô như thế nào ngay khi chào đời. Và dường như có một lượng lớn các bà mẹ đồng ý với điều khó tin này. Trong các nhận xét, một số bà mẹ đã chia sẻ trải nghiệm tương tự. “Tôi cũng đã trải qua điều này! Con trai tôi chào đời với đôi chân khoèo”, một bà mẹ kể lại. “Em bé của tôi y hệt như thế. Nó đã được điều trị vật lý và kể từ đó đến nay nó vẫn ổn”, một người khác nói thêm. Một bà mẹ thậm chí còn cho biết khi con mình chào đời, người ta phải lấy nhíp gắp chân em bé ra vì nó mắc kẹt nơi lồng ngực của mẹ.

hình ảnh

Có vẻ như trong bụng quá rảnh rỗi nên em bé đã lấy chân vắt vẻo nơi xương sườn của mẹ (Ảnh DM)

Thật sự có phải là vì con gái trong bụng nghịch ngợm, vắt vẻo chân trên xương sườn của mẹ nên có bàn chân như vậy không? Em đọc trên Radian thì tình trạng của con gái Bethany được gọi là bàn chân khoèo bẩm sinh (PTC), một dị tật cơ xương bẩm sinh phổ biến nhất khi mới sinh. Tuy nhiên, trái ngược với những gì người mẹ chia sẻ, cơn đau mà cô cảm thấy khi mang thai không phải là dấu hiệu cho thấy chân của em bé bị “mắc kẹt” trong xương sườn. Theo bác sĩ sản khoa Braulio Zorzella, đau dây thần kinh liên sườn có thể là kết quả của sự phát triển của t.ử cung khi mang thai, dẫn đến áp lực ở đáy xương sườn. T.ử cung càng phát triển thì khả năng xảy ra điều này càng lớn. Khi mang song thai, thai có nhiều nước ối, chẳng hạn như trong trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ, hoặc thậm chí là trường hợp em bé quá lớn, chúng đều là những tình huống làm tăng khả năng xảy ra cơn đau dưới xương sườn này.

Do đó, mặc dù phổ biến trong thai kỳ, nhưng sự khó chịu này không liên quan đến việc bàn chân của trẻ nằm ngay vùng xương sườn. Tùy thuộc vào vị trí của em bé trong bụng mẹ, người mẹ có thể cảm thấy không thoải mái. Các bác sĩ cho biết, trong trường hợp của Bethony, thật trùng hợp, có thể chính bàn chân đã gây ra cơn đau. Một phần nào đó hơi vô lý trong suy nghĩ của bà mẹ trẻ đã đúng.

Vậy nguyên nhân gây ra bàn chân khoèo bẩm sinh? Thông thường nó do yếu tố di truyền gây ra, vị trí trong t.ử cung của thai nhi, em bé nhiễm vi-rút, thay đổi cơ và thần kinh. Bệnh lý này xảy ra do nhiều yếu tố, một trong số đó là khả năng bàn chân bị cong bên trong t.ử cung do tư thế của em bé. Bàn chân khoèo có thể xảy ra ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. 

Nếu nó liên quan đến tư thế trong tử cung, càng về cuối thai kỳ, khả năng xảy ra càng cao. Cũng cần lưu ý rằng PTC không liên quan đến bất cứ điều gì mà các bà mẹ đã làm trong thời kỳ mang thai. Ví dụ, một số người thường tự trách mình vì tin rằng tư thế ngủ khi mang thai có thể gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, các bác sĩ nhấn mạnh rằng không có mối liên hệ nào giữa bàn chân khoèo bẩm sinh và tư thế nằm khi ngủ của bà bầu.

Theo các bác sĩ sản khoa, việc trẻ bị khoèo chân bẩm sinh là không thể phòng ngừa ngay cả khi được xác định trước khi sinh. Đó là một sự cố ngẫu nhiên, có thể phát hiện qua siêu âm. Ngày nay đã có những phương pháp điều trị rất tốt, có thể thực hiện sau khi sinh. Kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất được gọi là phương pháp Ponseti, được các bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ phẫu thuật nhi khoa thực hiện, bao gồm vật lý trị liệu và thay băng liên tục. Vì thế không có gì phải lo lắng cả.

Theo WTT

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X