Chia sẻ 6 mẹo hay giúp giảm đau, hạ sốt cho con hiệu quả nhất khi đi tiêm phòng, mẹ lưu lại ngay nhé!

Đưa con đi tiêm phòng là trải nghiệm đáng nhớ mà bà mẹ nào cũng đã từng phải “vượt qua”.

Sở dĩ đây nhiều bà mẹ lo lắng chuyện con đi tiêm phòng là vì sau khi tiêm, bé rất hay khóc quấy do đau nhức hoặc sốt cao. Tuy nhiên, không thể vì xót con mà bỏ qua bất cứ mũi tiêm nào bởi đây chính là cách duy nhất bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm.

Do đó, để giải quyết tình trạng này, nhiều bà mẹ đã tìm hiểu và áp dụng nhiều cách thức từ dân gian đến khoa học để giúp bé đỡ mệt mỏi, khó chịu hơn.

Một số mẹo dưới đây có thể giúp bé giảm bớt đau đớn và sợ sệt trong cũng như sau khi tiêm phòng.

Bồng bế, xoa dịu con

Kết quả hình ảnh cho Bồng bế, xoa dịu con

Cả trước và sau khi tiêm phòng mẹ đều nên bồng bế và có những hành động xoa dịu con. Tư thế bế chuẩn nhất trong trường hợp này là ôm con ở tư thế đứng sẽ giúp bé bình tĩnh hơn. Với những bé đã cứng cáp, mẹ có thể đặt con ngồi lên đùi trong tư thế mặt đối mặt khi tiêm để bé cảm thấy an toàn, dễ chịu hơn.

Phân tán sự chú ý của con

Khi ý thức của trẻ đang tập trung cao độ ở một thứ khác, cảm giác đau đớn khi tiêm phòng cũng sẽ qua nhanh hơn. Mẹ có thể mang theo những món đồ chơi sặc sỡ, thú vị hoặc thứ mà con yêu thích để “dụ dỗ” trẻ.

Kết quả hình ảnh cho Phân tán sự chú ý của con

Sử dụng các món đồ chơi phát ra âm thanh trong quá trình tiêm phòng cũng là cách hay mà mẹ nên áp dụng. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể trò chuyện thu hút sự chú ý của con và không cảm thấy quá đau đớn khi cứ tập trung vào mũi tiêm.

Cho con bú

Cho con bú là một cách hay nếu mẹ muốn xua tan đi cảm giác đau đớn, khó chịu mà bé vừa phải trải qua. Nhiều mẹ cho con bú trước và cả trong quá trình tiêm để bé đỡ quấy khóc.

Kết quả hình ảnh cho Cho con bú

Tuy nhiên, việc này có thể khiến trẻ bị sặc sữa, nôn trớ và càng làm cho tình hình tồi tệ hơn. Cho con bú sau khi tiêm sẽ giúp trấn an con hiệu quả, bé sẽ dần bình tĩnh và bớt khó chịu.

Cho bé sử dụng nước đường

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đường có thể khiến bé giảm bớt cảm giác đau đớn. Nếu con có sử dụng núm vú giả, mẹ hãy nhúng núm vú giả vào nước đường và cho con ngậm trước cũng như trong khi tiêm vaccine. Trong trường hợp bé chỉ bú mẹ, chị em có thể để con uống trực tiếp một chút nước đường cũng giúp giảm đau vô cùng hiệu quả.

Sử dụng thuốc tê

Kết quả hình ảnh cho Sử dụng thuốc tê

Một số loại thuốc/gel với tác dụng gây tê, làm mát một vùng da nhất định có thể sẽ hữu ích nếu mẹ sợ con đau khi đưa bé đi tiêm phòng. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ loại thuốc gì mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước để tránh vô tình gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Chườm khăn sạch

Nếu mẹ nhận thấy vết tiêm bị có vẻ bị sưng tấy, nổi cục cứng thì cũng không cần quá lo lắng. Đây là hiện tượng xảy ra với những em bé có cơ địa nhạy cảm. Để giúp vết tiêm bớt sưng đau, mẹ hãy dùng khăn sạch chườm lạnh cho bé, một ngày sau tiếp tục chườm nóng để khiến các vết sưng biến mất nhanh hơn.

Kết quả hình ảnh cho Chườm khăn sạch cho bé

Rất nhiều trẻ gặp trường hợp sốt cao sau khi tiêm. Nếu sốt cao trên 38,5 độ thì đừng chần chừ đưa bé đến viện ngay.

Nếu bé chỉ sốt nhẹ hoặc sốt dưới 38,5 độ, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và chăm sóc trẻ tại nhà bằng những mẹo sau đây:

– Cho con bú, uống nước thường xuyên hơn:

Trẻ bị sốt cần được cung cấp lượng nước nhiều hơn những em bé khác. Trong trường hợp bé dưới 6 tháng không cần uống nước lọc, mẹ hãy cho con bú nhiều hơn.

– Chườm khăn mát chứ không nên chườm đá trực tiếp lên cơ thể của bé.

– Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng cho con bằng những thực phẩm dễ tiêu, nhiều chất, có dạng lỏng để giúp con hấp thu tốt hơn.

Kết quả hình ảnh cho Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng cho con

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và cho bé mặc những loại quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

– Sử dụng lá tía tô:

Kết quả hình ảnh cho Sử dụng lá tía tô:

Mẹ có thể ăn trực tiếp lá tía tô trước và sau khi con tiêm phòng rồi cho bé bú, khả năng con tránh được hiện tượng sốt sẽ cao hơn. Với những bé không bú mẹ, giã nhỏ vài lá tía tô nấu sôi với nước rồi pha loãng cho con uống một ít sau khi tiêm cũng giúp bé giảm tình trạng sốt.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X