Thai nhi 7 tháng bất ngờ bị lưu, mẹ bầu gào khóc vì thói quen ngủ sai tư thế mà ra

Cho đến khi biết được sự thật là thai nhi đã bị lưu trong bụng thì bà mẹ này vẫn không dám tin vào sự thật.

Bà mẹ mang thai tới 7 tháng thì bị thai lưu dù chế độ ăn uống và nghỉ ngơi rất đều đặn. Cho đến khi biết được sự thật là thai nhi đã bị lưu trong bụng thì bà mẹ này vẫn không dám tin vào sự thật này. Vì trong thời gian mang thai, chị áp dụng chế độ ăn uống rất điều độ và thường xuyên tập thể dục. Cũng vì chủ quan nên chị thường ngủ với tư thế thoải mái nhất và đôi khi nằm sấp khi ngủ. Chẳng ai ngờ được trong một lần khám định kỳ, mẹ bầu này bàng hoàng khi phát hiện ra thai nhi đã bị lưu vì thiếu oxy do tư thế ngủ không đúng khiến tuần hoàn máu kém.

hình ảnh

Theo các bác sỹ cho biết, dù 9 tháng 10 ngày “vác ba lô ngược” khiến hầu hết chị em đều gặp khó khăn với tư thế nằm để có được một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, dù có khó chịu đến mấy, mẹ cũng cần tránh nằm sai tư thế, vì vùng bụng của mẹ bầu sẽ bị tác động ngoại lực trực tiếp, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3. Lúc này, tư thế ngủ của người mẹ không chỉ ảnh hưởng đến vị trí thân tử cung mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan và các mô khác nhau trong cơ thể, sau đó là ảnh hưởng đến lưu lượng máu của cơ thể đến tử cung và nhau thai.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn hình: sohu

Dưới đây là 4 tư thế mà mẹ bầu cần tránh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu trong bụng:

Nằm sấp

Dù đây là tư thế có làm mẹ bầu thoải mái đến mấy thì cũng cần tránh trong suốt thai kỳ vì với cách ngủ này sẽ khiến các tĩnh mạch bị nén, gây cản trở lượng máu trở về tim. Điều này sẽ khiến mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng khó chịu, buồn nôn, thậm chí tụt huyết áp. Huyết áp giảm làm cho lượng máu đến tử cung và máu lưu thông đến thai nhi cũng giảm theo.

Nằm ngửa

Đây là tư thế ngủ quen thuộc của nhiều mẹ bầu, nhưng bắt đầu từ tuần thai thứ 6, mẹ không nên nằm tư thế này bởi trọng lượng của thai nhi sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn. nằm ngửa còn khiến mẹ đối mặt với nguy cơ mắc trĩ và đau nhức các khớp, làm tình trạng phù nề thêm trầm trọng.

Nguy hiểm hơn, nằm ngửa đồng nghĩa với việc giảm lượng máu và oxy cung cấp cho thai nhi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của bé.

Nằm gục trên bàn

Mẹ bầu công sở thường có thói quen nằm gục lên bàn trong giờ nghỉ trưa, tuy nhiên mẹ bầu cần biết rằng khi nằm gục lên bàn, vùng bụng của mẹ sẽ bị chèn ép, đồng thời lưng cong khiến hoạt động của phổi bị ảnh hưởng. Từ đó, làm cho cơ thể thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.

Nằm nghiêng bên phải

Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi có xu hướng quay sang bên phải. Nếu mẹ bầu cũng nằm nghiêng sang phải sẽ làm cho tử cung nghiêng sang phải nhiều hơn, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung, đồng thời gây chèn ép các mạch máu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Do đó, nếu mẹ nằm nghiêng sang trái sẽ giúp cải thiện tình hình và giúp máu lưu thông dễ dàng, thai nhi cũng không bị thiếu oxy.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/mang-thai-chuan-bi-sinh/thai-nhi-7-thang-bat-ngo-bi-luu-me-bau-gao-khoc-vi-thoi-quen-ngu-sai-tu-the-ma-ra

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X