Trẻ hay làm nũng, nhõng nhẽo khiến nhiều cha mẹ nổi cáu, hoá ra đằng sau có những lý do ít ngờ tới

Bạn có biết vì sao khi ở với bố mẹ, bé hay nhõng nhẽo, làm nũng hay không?

Nhiều người kêu ca, con hay nhõng nhẽo, làm nũng, nhất là khi ở với bố mẹ. Vậy lý do là gì?

Lý do đáng yêu khiến bé hay nhõng nhẽo, làm nũng

Thực tế, việc bé hay nhõng nhẽo, làm nũng do con nhận ra sự thân thiết với bố mẹ.

Lý do đáng yêu khiến bé hay nhõng nhẽo, làm nũng

Có một câu chuyện như sau:

“Một hôm đi làm về, tôi thấy một người cha đang đẩy chiếc xe nôi, theo sau là một bé gái khoảng 7, 8 tuổi. Tôi đoán đây là một gia đình hai con! Cô bé nũng nịu nói với bố: “Bố ơi, hôm nay con không muốn tập đàn.” Tôi tò mò không biết bố sẽ trả lời thế nào? Chẳng phải có câu nói: “Con gái là bình rượu mơ của cha” hay sao.

Tuy nhiên, người bố đã nói một câu khiến tôi thất vọng.

Người cha dừng lại, quay đầu lại mắng con: “Con có biết hôm qua con không tập đàn không? Mẹ con vất vả kiếm tiền mà con lại lười biếng như vậy. ” Người bố chỉ tay vào con gái, hoàn toàn không quan tâm đến cảm xúc của con.

Lý do đáng yêu khiến bé hay nhõng nhẽo, làm nũng

Tôi đi chậm lại, muốn biết kết thúc câu chuyện. Người bố nói tiếp: “Con có biết mua đàn dương cầm bao nhiêu tiền không? Con có biết mẹ đã trả bao nhiêu tiền để mẹ ghi danh cho con học piano không? Con nói không muốn tập thì không tập?” Cô bé khóc, nước mắt giàn giụa. Cô bé nói: “Bố, con sẽ đi tập đàn.””

Về vấn đề này, các bậc phụ huynh đừng bàn luận việc cô gái đúng hay sai, có nên tập đàn hay không. Chúng ta hãy phân tích động thái tâm lý của con gái:

Có khả năng cao cô bé sẽ không làm nũng với bố nữa. Lý do rất đơn giản, chẳng ai làm nũng để rồi bị mắng cả.

Lý do đáng yêu khiến bé hay nhõng nhẽo, làm nũng

Trên thực tế, cho dù đó là trong mối quan hệ thân mật hay mối quan hệ cha mẹ và con cái, hành động làm nũng là một trạng thái tuyệt vời và thoải mái. Chỉ khi con cái đủ tin tưởng và hiểu rằng bố mẹ yêu thương, bé mới làm nũng. Logic cơ bản đằng sau nó là: khi con làm nũng bố mẹ, con tin rằng bố mẹ sẽ đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Đó là trạng thái tin tưởng và được tin tưởng, nhờ đó trẻ có được sự hỗ trợ về mặt cảm xúc. Nói như vậy có thể hơi trừu tượng, xin lấy một ví dụ: người ta khi yêu cũng hay làm nũng, ngay cả những yêu cầu vô lý của đối phương cũng trở nên dễ thương. Mối quan hệ của bố mẹ và con cái cũng như vậy.

Nguồn: https://emdep.vn/nuoi-con/ly-do-dang-yeu-khien-be-hay-nhong-nheo-lam-nung-20230408131129913.htm

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X