Với nắm rau dại em đã khỏi hẳn suy giãn tĩnh mạch, tê mỏi chân tay
Chị Trà bị suy giãn tĩnh mạch đã nhiều năm nay. Lúc mới phát bệnh, chị thường cảm thấy tê mỏi chân vào ban ngày, dễ bị chuột rút vào buổi tối và cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu ở cẳng chân vào ban đêm. Tuy nhiên, vì chủ quan nên chị đã không đi khám.
Lâu dần, chị Trà phát hiện chân mỗi lúc mỗi sưng to, nhất là lúc đứng yên hoặc ngồi lâu. Cơ thể thì luôn bị phù nề, sung huyết, các mạch máu nổi hằn lên rõ rệt, khiến chị Trà đau đớn, khó chịu, khó di chuyển …
Đến lúc này, chị đánh liều đi gặp bác sĩ và nhận được kết quả bị suy giãn tĩnh mạch, đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Chị Trà đã chạy chữa khắp nơi, uống đủ các loại thuốc mà không khỏi. May mắn, chị Trà gặp được một người bạn nói cho chị biết về bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch bằng nước rau má, chị liền thử áp dụng và bệnh đã thuyên giảm đi rất nhiều!
Suy giãn tĩnh mạch gây ra nhiều phiền tooái trong cuộc sống (Ảnh minh họa)
1. Tại sao rau má có thể ‘giải quyết’ được chứng suy giãn tĩnh mạch?
Theo đông y, rau má là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, và những chất chống oxy hoá. Rau má có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.
Rau má giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.
Rau má giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể .(Ảnh minh họa)
2. Bài thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch với rau má.
Khi bị suy giãn tĩnh mạch, ngoài thực hiện các yêu cầu của bác sĩ, chị em có thể tham khảo thêm bài thuốc từ nước rau má nhé. Tuy nhiên, phải có sự gật đầu của thầy thuốc thì mới được dùng đó ạ.
Cách sử dụng rất đơn giản, chị em có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Nhưng nếu muốn hiệu quả hơn và ngon miệng hơn, các chị em có thể chế biến rau má thành các món sau.
Nước rau má nguyên chất
Cứ mỗi 100g rau má, chị em cho thêm 100ml nước vào máy xay sinh tố, rồi xay nhuyễn để lấy nước cốt rau má, nên cho vừa nước để rau má không bị loãng. Tiếp đến, chị em lược rau má đã xay nhuyễn qua rây mịn, đè ép hoặc cho rau má đã xay vào túi vải vắt lấy nước cốt rau má.
Sau khi được nước cốt rau má, chị em nhớ cho thêm chút xíu đường. Rót ra ly, thêm đá vào cho mát và thưởng thức.
Rau má dừa
Chị em chặt trái dừa, nước dừa thì để riêng, còn phần cơm dừa thì cắt nhỏ. Chị em đong 220ml nước rau má đã nấu sẵn, 110ml nước dừa xiêm, một ít đường và 3 muỗng canh cơm dừa, cho vào máy xay sinh tố. Rau má dừa vị thanh mát, khi uống có cơm dừa, sần sật, vừa ngon lại còn rất tốt để chữa bệnh.
Rau má dừa vị thanh mát, vừa ngon lại còn rất tốt để chữa bệnh.(Ảnh minh họa)
Rau má đậu xanh
Chị em đong 120ml nước rau má đã nấu, 110ml sữa đậu xanh, 1 muỗng nhỏ đường, cho vào máy xay sinh tố và tạo bọt. Xong xuôi, chị em rót hỗn hợp ra ly, thêm đá và thưởng thức. Chị em có thể nấu chín đậu xanh hạt rồi cho vào xay cùng nước rau má, nếu không có thời gian nấu đậu. Hoặc chị em có thể mua sữa đậu xanh và làm theo cách này nhanh và tiện hơn.
3. Những điều kiêng kị khi uống nước rau má.
Rau má rất tốt nhưng không phải ai cũng được phép uống đâu các chị ạ. Khi dùng rau má để điều trị suy giãn tĩnh mạch, chị em cần cân nhắc và xem kỹ một số lưu ý dưới đây nhé!
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng rau má. (Ảnh minh họa)
Chị em nào đang mang thai hoặc có dự định mang thai thì nên hạn chế uống nước rau má.
Phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, bệnh gan, đang dùng một số loại thuốc không nên sử dụng rau má.
Chị em không được uống quá nhiều nước rau má, mỗi ngày chỉ dùng tối đa khoảng 40g rau má.
Sau 1 tháng dùng rau má, chị em cần ngừng nghỉ ít nhất nửa tháng rồi mới tiếp tục.
Hạn chế ra nắng vì trong rau má có các hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống.