Trẻ bị sốt kèm dấu hiệu này cần cho đi viện ngay kẻo hối không kịp

Sốt là một phản xạ tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Trẻ bị sốt thường có thể chăm sóc tại nhà tuy nhiên trong trường hợp trẻ sốt cao từ trên 39 độ thì phải làm sao? Khi nào nên đưa bé đi viện?

1/ Cách xác định thân nhiệt của trẻ

Sốt không phải là bệnh mà là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Sốt có thể bắt nguồn từ một chứng viêm nào đó trong người gây ra.

Thân nhiệt bình thường của người lớn thường ở mức 36.1 đến 37.2℃. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì thân nhiệt cao hơn một chút, trong khoảng 36.6 đến 38℃. Về mặt y khoa, khi thân nhiệt vượt quá ngưỡng 38℃ thì được xem là cơ thể đang sốt.

Trong trường hợp trẻ sốt cao từ trên 39 độ thì được xem là nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ hôn mê.

Để biết thân nhiệt của trẻ, có khá nhiều cách để xác định. Dùng nhiệt kế đo ở vùng hậu môn là cách đơn giản và chuẩn xác nhất đối với trẻ dưới 4 tuổi, riêng trẻ dưới 1 tuổi thì cực kỳ hiệu quả. Bạn đặt nhiệt kế ngay giữa khe mông của trẻ, có thể dùng tay ép cho hai bên mông trẻ kẹp chặt vào nhiệt kế để đo thân nhiệt.

Hướng dẫn cách dùng nhiệt kế đo tai chuẩn, cho kết quả chính xác nhất

Dùng nhiệt kế để xác định thân nhiệt của trẻ

Với trẻ trên 4 tuổi, bạn có thể dùng cách khác để đo thân nhiệt, phổ biến nhất là để trẻ ngậm nhiệt kế trong miệng. Nếu trẻ nằm yên và không quấy thì bạn có thể đo thân nhiệt bằng cách để nhiệt kế kẹp vào trong nách. Tuy nhiên các cách đo này sẽ cho kết quả nhiệt độ thấp hơn khoảng 0.5℃ so với đo ở vị trí hậu môn.

2/ Khi nào nên đưa trẻ đi viện?

Ở độ tuổi khác nhau thì khả năng chịu sốt của trẻ cũng khác nhau.Với trẻ dưới 3 tháng tuổi bạn chú ý chỉ cần thân nhiệt lên cao từ 38℃ trở lên thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi thì bạn cần quan sát tình trạng của trẻ thường xuyên. Nếu trẻ hạ sốt, người tỉnh táo, chơi đùa và uống được nước, không chán ăn, không khóc quấy… bạn vẫn nên tiếp tục theo dõi và kiểm tra thân nhiệt trước khi bé ngủ vào buổi tối.

Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, khi đã được tiêm phòng đầy đủ và sức đề kháng tốt hơn thì khi trẻ bị sốt, bạn nên chú ý vào các biểu hiện khác đi kèm sốt. Nếu trẻ có các triệu chứng như sốt ho, chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy… thì có thể đưa trẻ sốt nhập viện để được kiểm tra, uống thuốc. Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ và sau khi được uống thuốc hạ sốt, không tái lại thì bạn chỉ cần ở nhà theo dõi trẻ thêm vài ngày cho đến khỉ trẻ hoàn toàn hồi phục.

Lưu ý, nếu tình trạng sốt của trẻ tái đi tái lại trong 5 ngày thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện. Đặc biệt nếu trẻ có thêm triệu chứng đau đầu dữ dội hay căng cứng cổ thì càng phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay, vì rất có thể trẻ mắc nguy cơ bị viêm màng não.

Bao nhiêu độ là sốt ở trẻ em? Hướng dẫn cách hạ sốt và điều cần lưu ý khi trẻ  bị sốt

Thường xuyên theo dõi trẻ bị sốt để có biện pháp xử lý kịp thời

3/ Làm gì để hạ sốt cho trẻ?

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách làm dưới đây để chăm sóc trẻ giúp nhanh hạ sốt tại nhà. Tích cực hạ sốt cho trẻ giúp giảm các triệu chứng khó chịu cho trẻ đồng thời kiểm soát cơn sốt, tránh các rủi ro diễn tiến nặng hơn.

Trẻ dễ bị mất nước khi sốt, do đó bạn nên cho trẻ uống thêm nhiều nước để điều tiết thân nhiệt tốt hơn, nhằm hỗ trợ quá trình hạ sốt.

Để trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Ngủ giúp cơ thể được thả lỏng, giảm mệt mỏi, có thời gian để hệ miễn dịch hồi phục đồng thời tăng cường hoạt động.

CÁC DẤU HIỆU KHÁC CỦA SỐT Ở TRẺ CẢNH BÁO SỰ NGHIÊM TRỌNG

Khi trẻ sốt cao trên 38,5°C thì mẹ có thể cân nhắc cho trẻ uống thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol như Hapacol. Bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol nhiều lần trong ngày và cách nhau 4-6 giờ hoặc khăn thấm nước ấm lau người giúp trẻ hạ sốt tạm thời. Thường xuyên theo dõi thân nhiệt để có thể nhanh chóng đưa trẻ sốt đi viện nếu phát hiện những bất thường nếu có.

Cẩn thận ghi nhớ lại sự thay đổi (tăng hoặc giảm nhiệt) của trẻ để nắm tình hình sức khỏe. Điều này sẽ giúp ích cho bác sĩ thăm khám và điều trị.

Đừng để trẻ sốt cao từ trên 39 độ mới đưa đi bệnh viện, vì sự chậm trễ có thể gây nhiều biến chứng khó lường. Hơn nữa quá trình chăm sóc trẻ khi bị sốt cần sự quan tâm và theo dõi thường xuyên của gia đình. Hy vọng các thông tin trong bài đã cung cấp cho bạn kiến thức về sốt ở trẻ rồi nhé!

Nguồn: https://hapacol.vn/tin-tuc/truong-hop-tre-sot-cao-nen-nhap-vien-ngay/

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X